Thức ăn nhanh có tác hại xấu tới sức khỏe con người như bệnh béo phì, là nguyên nhân gây ung thư… chắc hẳn nhiều người biết. Tuy nhiên, có một loại kiến thức “nhanh” đang đầu độc tâm trí của bạn mỗi ngày thì các bạn lại không hề để ý.
1, Kiến thức nhanh là gì?
Thức ăn nhanh là một loại đồ ăn tiện lợi, chế biến công nghiệp, có thể ngon nhưng không hề bổ dưỡng và mang lại nhiều nguy cơ bệnh tật cho cơ thể. Tương tự, có một loại kiến thức nhanh cũng gây hiểm họa không kém cho con người nhưng lại ít bị để ý. Đó là những thông tin được sản xuất công nghiệp, nghe rất thích thú và hấp dẫn, nhưng hoàn toàn không có giá trị cho người đọc, nghe có vẻ rất thuyết phục nhưng hoàn toàn là ngụy khoa học. Nó cũng giống như là thức ăn nhanh, rất tiện lợi, làm cho con người hưng phấn và thích thú, thỏa mãn nhu cầu về thông tin nhưng lại hại cho bộ não của con người về lâu về dài. Những cậu chuyện về con sói đầu đàn đi rẽ tuyết, đại bàng tự vặt lông và móng để hồi sinh…đều là những kiến thức “nhanh”.
2, Kiến thức nhanh từ đâu mà có?
Nó bắt đầu từ sự vô tình hoặc là cố ý của một số người. Chắc hẳn các bạn đều từng nghe về nguyên lý “bán cầu não trái dùng để phân tích logic, bán cầu não phải dùng cho nghệ thuật sáng tạo”. Đây là một kiến thức hoàn toàn sai lầm. Nó bắt nguồn từ thí nghiệm của Michael Gazzaniga và Roger Sperry vào thập niên 1960. Hai nhà khoa học nghiên cứu các bệnh nhân bị cắt mất đi đường liên kết giữa hai phần não bộ để giảm thiểu chứng co giật động kinh. Nhà thần kinh học đã ghi chép lại có sự khác biệt giữa hai bán cầu não. Báo chí vội lấy ý tưởng này và chạy theo nó khiến cho quan niệm não trái, não phải trở nên nổi tiếng và tồn tại suốt nhiều năm. Người đời tiếp tục “thêm mắm, thêm muối” cho rằng não phải là chỗ của tính sáng tạo và tự do, đối nghịch với phần não trái mang “tính logic” và “phân tích”. Vì nó bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học nên nghe càng thuyết phục và khiến nhiều người tin. Tuy nhiên các thí nghiệm khoa học năm 2013 đã phủ nhận lý thuyết này khi scan não MRI hàng ngàn người khi làm các tác vụ khác nhau. Kết quả chỉ ra không thấy sự phân biệt, thiên lệch rõ ràng giữa hai não.Tất nhiên, còn có những kiến thức được lan truyền một cách cố ý để phục vụ mục đích riêng như câu chuyện “carot giúp sáng mắt”. Câu chuyện diễn ra vào những năm 1940, trong chiến tranh thế giới thứ hai khi nước Anh gặp nguy cơ về vấn đề lương thực. Chính phủ Anh muốn khuyến khích người dân ăn rau củ để chống đói, trong đó có củ cà rốt. Tuy nhiên làm thế nào để có thể tiêu thụ một loại củ ăn rất ngán? Chính phủ Anh đã “nói quá một chút” về công dụng của củ cà rốt làm cho mắt sáng như đèn pha. Đúng là vitamin A trong cà rốt tốt cho thị lực, nhưng không hề tốt đến vậy so với nhiều loại rau củ khác. Hơn nữa, đây là một lý do hợp lý cho việc phi công Anh có thể bắn hạ nhiều máy bay của Đức trong đêm tối để che giấu bí mật thực sự về công nghệ radar của Anh lúc bấy giờ.
3, Tác hại của “thức ăn nhanh”
Với nhịp sống nhanh và phụ thuộc nhiều vào công nghệ, khả năng tập trung của con người càng ngày càng giảm. Sự lên ngôi của Tiktok cũng minh chứng phần nào điều này khi các nội dung trên Tiktok đều rất ngắn (15s-60s) để có thể duy trì sự tập trung của con người.Những kiến thức nhanh này gây hại khi thỏa mãn con người về nhu cầu kiến thức chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn chỉ đọc một cuốn sách hay bỏ ra vài tiếng đồng hồ là dường như đã trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực.
Những câu trả lời mà bạn tìm kiếm đều rất dễ hiểu, thuyết phục lại không tốn nhiều sức lực mặc dù nó sẽ rất nông. Tôi đã từng chứng kiến một ông thầy dạy khởi nghiệp trong hai ngày. Chỉ trong hai ngày, ông dạy các học viên tất cả từ lãnh đạo, quản trị nhân sự, tài chính, gọi vốn… mà khi học xong, học viên nào cũng cho rằng mình đã sẵn sàng, có đủ kiến thức để khởi nghiệp. Tất nhiên khi làm thực sự, họ mới té ngửa vì những kiến thức đó không có cái nào dùng được.
Thầy đã dày công chắt lọc, tối giản kiến thức nhưng tối giản quá nên sai, không dùng được. Buồn cười là khi học viên không sử dụng được kiến thức thì họ nghĩ rằng họ hiểu chưa đủ sâu, hoặc làm sai chứ chẳng bao giờ nghĩ rằng kiến thức vốn sai từ đầu.Tác hại khác là con người sẽ tập trung vào thủ đoạn, thủ thuật chứ không tìm hiểu sâu và xây dựng nền tảng từ cơ bản. Họ tin rằng bí quyết thành công chỉ là một vài thủ thuật, mánh khóe mà biết được thì có thể làm giàu nhanh chóng.
Họ quên mất nền tảng thành công chính là năng lực của bản thân. Họ bỏ số tiền rất lớn để theo học một số ông thầy nổi tiếng trên mạng, hy vọng có được những bí quyết thần thánh, giúp mình giàu lên nhanh chóng và kết quả bị lừa. Warren Buffett đã từng nói bí quyết thành công của ông là đọc 500 trang sách mỗi ngày. Nó rất đơn giản, ai cũng làm được, nhưng ít người làm vì ai cũng muốn giàu lên nhanh chóng. Thức ăn nhanh.
4, Cách xử lý
Đầu tiên, các bạn cần đọc thông tin chủ động. Người đọc cần tư duy, phân tích số liệu và rút ra kết luận của bản thân. Tự đặt câu hỏi rằng các số liệu có chính xác không và nên tư duy theo cách nào, hơn là mặc nhiên tin vào kết luận của một chuyên gia nào đó.Tiếp theo, các bạn nên đọc thông tin đa chiều, đọc nhiều thông tin về cùng một vấn đề để có thể so sánh, đối chiếu. Tuy đọc nhiều khó khăn và mệt mỏi nhưng nếu không mở rộng khối lượng kiến thức thì khi gặp một vấn đề, bạn sẽ chẳng có gì để so sánh hay kiểm tra để kết luận bên nào đúng, bên nào sai.
Cuối cùng, hãy lựa chọn chuyên gia cẩn thận. Mỗi chuyên gia chỉ giỏi một lĩnh vực và những ý kiến họ đưa ra đều là ý kiến chủ quan. Vậy nên đừng hoàn toàn tin vào lời chuyên gia nói về mọi vấn đề. Hãy biết tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc và chủ động phân tích những lời chuyên gia nói.Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ chọn lọc kiến thức “bổ ích” và đáng tin cậy để tẩm bổ cho não mình mỗi ngày!
Tác giả: NCS Tiến sĩ Vũ Minh Trường (ĐH James Madison)
Tâm bình an? Bạn có đang bình an không? bạn có đang hạnh phúc không?
1. Giảm thời lượng đọc sách báo, xem ti vi.
2. Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực. sẽ giúp bạn có được tâm bình an
3. Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ.
4. Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có tự trọng thấp, và tự xem mình thấp hơn người khác. Điều nầy một lần nữa làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.
5. Hãy chấp nhận những gì không thể thay đổi. Điều nầy tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.
6. Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều nầy không phải luôn luôn có thể thực hiện chúng, phải học gói ghém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái. đó là tâm bình an
7. Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và sự việc.
8. Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân, một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dững dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần nầy rồi lần nữa trong biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.
9. Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong chúng. để có được tâm bình an
10. Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều nầy giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta. Hãy thực hành Thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.
Tâm bình an. Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon. Đời người chính là một giấc mộng dài, mà giấc mơ đẹp thì có tiền cũng không mua được. Đôi lời dựa vào ý tứ của Phật giáo bàn về chữ “thanh” trong tâm.
Phật giáo cho rằng, đời người một kiếp nhân sinh một kiếp mộng, hiện tại chính là mộng. Mỗi người đều có mộng tưởng của bản thân và sống vì mộng tưởng đó. Cuộc đời ngắn ngủi, đường đời gập ghềnh, mỗi người đều phải trải qua thăng trầm bể dâu, mà chớp mắt một cái tất cả đã thành hư không.
Quá khứ, hiện tại và tương lại, đời người 3 chặng cũng như 3 lần mộng. Đứng ở hiện tại luôn ngoái về quá khứ và ngóng tới tương lai, đó là cố tật của tất cả mọi người. Cho nên, đời người chỉ cầu mộng đẹp, chỉ mong thanh tâm, thanh thản.
Tâm bình an
Có những phút giây yên tĩnh, ấy là hạnh phúc của con người.
Không hối hận vì quá khứ, không vọng tưởng trong hiện tại, không lo lắng vì tương lai. Mấy người có thể sống như vậy? Sống thanh thản, bình tâm và yên ổn. Thứ ấy có tiền cũng không mua được, muốn cưỡng cầu cũng không thành.
Người thực sự tĩnh tâm thì ít vọng tưởng, ít sân si, ít mệt nhọc. Phật dạy một câu: “Hương tượng qua sông, cắt đứt chúng lưu”, tức là chuyện đã qua thì đừng lưu luyến, tư tưởng, cảm xúc cũng như dòng sông, một đi không trở lại. Mà muốn cắt đứt thì phải có dũng khí, dũng khí lớn nhất chính là bình tâm.
Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác thê lương. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.
Cho nên, hưởng thụ lớn nhất của sinh chính là tĩnh tại, không có tĩnh tại thì hưởng thụ vô ích. Làm người, đừng chỉ nghĩ tới kiếm tiền, hãy nghĩ tới kiếm tìm tĩnh tại, yên lặng trong chính tâm hồn mình, cuộc sống của mình. cuộc sống có tâm bình an.
Tìm thấy sự bình yên vì chúng giúp bạn cảm thấy sự cân bằng của cuộc sống khi mỗi lần đọc và chiêm nghiệm cho bản thân mình. đó là bình yên trong cuộc sống
Giữa bộn bề cuộc sống chúng ta luôn mong có một lời động viên nào đó để có thể vững tin bước tiếp. Và những câu nói hay giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, không còn sợ hãi trước nghịch cảnh hay sóng gió của cuộc đời.
1. Sự yên bình trong tâm trí là trạng thái tinh thần khi bạn đã chấp nhận điều tồi tệ nhất.
2. Hãy xây dựng sức mạnh và khả năng kiểm soát khi còn trẻ và ôm lấy sự yêu thương với trái tim vị tha. Chỉ như vậy, bạn mới tìm được yên bình thực sự trong tim và bắt đầu cuộc hành trình tiến tới cái tôi tốt đẹp hơn và những ngày tháng tốt đẹp hơn trong đời.
3. Trên đời có những việc không cần giải thích, có những điều hôm qua còn là tranh chấp thiệt hơn ngày mai đã thành mây thành khói. Nếu không làm sai, bạn không cần giải thích, biện minh. Nếu đã làm sai, giải thích cỡ nào cũng chẳng ai tin bạn.
4. Có một quy luật thần bí và tuyệt vời của tự nhiên rằng ba điều chúng ta khao khát nhất trong đời – hạnh phúc, tự do và sự bình an của tâm hồn – luôn luôn có thể đạt được bằng cách trao chúng cho người khác.
5. Bản chất của tình yêu là sự thánh thiện và thanh bình. Ở đó, tâm hồn, lý trí, lương tâm và thể xác đều được bình an.
6. Truy tầm bình an bên ngoài chẳng khác nào tìm kiếm rùa có râu, bạn không thể nào tìm được. Nhưng khi tâm bạn sẵn sàng thì bình an sẽ tự tìm đến bạn.
7. Xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an. Xả bỏ nhiều sẽ có nhiều bình an. Xả bỏ hoàn toàn sẽ được bình an hoàn toàn.
8. Sự buồn chán là cảm giác mọi thứ đều lãng phí thời gian; sự thanh bình, là chẳng gì lãng phí thời gian cả.
9. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
10.Tha thứ cho người nào đó nhưng trong tâm vẫn không thể vui vẻ lên, vẫn còn oán hận. Ấy là vì bạn đã quên mất một điều: Tha thứ cho chính mình.
Nếu biết cách tĩnh tâm sống, bạn sẽ buông bỏ được phiền muộn để tận hưởng những điều mình muốn.
Tìm một căn phòng và đóng cửa lại
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng đôi khi bạn phải tách mình ra khỏi thế giới để cố gắng tĩnh tâm lại. Hãy dậy sớm hơn mọi người trong gia đình vào mỗi buổi sáng, tìm một nơi yên tĩnh như một căn gác xép và thử ngồi thiền.
Để chuẩn bị thiền, bạn hãy tìm một chỗ ngồi thật thỏa mái, bạn có thể ngồi kiết già hoặc ngồi tựa trên gót chân, hãy đặt đồng hồ báo thức, nhắm mắt lại và bắt đầu theo dõi hơi thở. Bạn có thể thiền chỉ 5 phút hoặc tốt hơn là một lần vào buổi sáng và một lần buổi tối. Hiệu quả không phải ở chỗ bạn ngồi được bao lâu, mà là bạn thực hiện thường xuyên đều đặn.
Tập thể dục đều đặn
Robert Urich đã nói: “Bề ngoài khỏe khắn bắt đầu từ bên trong”. Người có thể trạng ốm yếu và bệnh tật khó có được một cuộc sống an nhiên. Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên có thói quen chăm sóc bản thân mình thật tốt bằng những bài tập đi bộ, chạy bộ và yoga.
– Đi bộ hoặc chạy bộ
Chỉ cần 5 phút mỗi ngày tập thể dục như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ tại chỗ, bạn có thể nhanh chóng làm dịu tâm trí. Vận động thể chất giúp cơ thể bạn giải phóng endorphin – một hóa chất có tác dụng cải thiện tâm trạng, làm tăng khả năng tập trung và điều tiết giấc ngủ. Hóa chất endorphin sẽ càng gia tăng trong cơ thể nếu bạn tập chạy bộ ở cường độ cao trong thời gian ngắn.
Sau khi làm nóng cơ thể bằng đi bộ và chạy bộ tại chỗ, bạn dành ra khoảng 20 – 30 giây thực hiện xen kẽ với các bài tập khác như chạy nước rút, squat hoặc cử tạ. Bạn nên duy trì thời gian nghỉ ngơi giữa các bài tập là như nhau.
– Tập Yoga
Tập yoga là cách tĩnh tâm rất tốt khi bạn cần đẩy lùi stress và xua tan phiền muộn. Yoga giúp bạn suy nghĩ tích cực trong cuộc sống có quá nhiều điều phải lo lắng như các mối quan hệ cá nhân, vấn đề công việc và các mối bận tâm về tài chính. Khi thực hiện các bài tập yoga, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Yoga sẽ giúp bạn tập trung tăng cường sức khoẻ và sự linh hoạt cho cơ thể cách đáng kinh ngạc. Các tư thế tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, do đó bạn không chỉ trông đẹp hơn, thân hình thon gọn hơn mà bạn còn cảm thấy sức khoẻ cải thiện rõ rệt.
Giúp đỡ một ai đó
Việc giúp đỡ một ai đó là cách tĩnh tâm giúp bạn trở nên vui vẻ, hài lòng và kết nối hơn với mọi người xung quanh. Làm một việc có ý nghĩa đối với người khác giúp bạn giảm căng thẳng và sự cô đơn hiện tại bạn đang phải đối mặt. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một sự thật nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng khi bạn chi tiền cho người khác, cơ thể của bạn sẽ tiết ra nhiều endorphin (cùng loại hóa chất đến từ việc tập thể dục) hơn là khi bạn chi tiền cho chính mình.
Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người.
Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.
Tâm tĩnh lặng. Để có tâm tĩnh lặng, khi ấy trí thông minh sáng suốt được rõ ràng ngay lúc ấy ta đưa ra những quyết định giảm bớt được những sai lầm.
Một lão hòa thượng hỏi một tiểu hòa thượng:
– Nếu con tiến về phía trước một bước là chết, lui về sau một bước cũng phải chết, con phải làm thế nào hả?
Tiểu hòa thượng không do dự trả lời ngay:
– Con sẽ bước sang một bên để đi ạ !
Bài học: Khi con người gặp phải sự trở ngại tiến thoái lưỡng nan, hãy nhìn từ một góc độ khác, có thể sẽ ngộ ra một điều rằng: con đường ở kế bên cũng là đường.
Những lúc mất bình tĩnh, không thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khách quan có, chủ quan có, do tác động bên ngoài có, và do tác động chính bên trong bản thể cũng có.
Sự mất bình tĩnh có thể nảy sinh khi bạn nghe một ai đó đang nói xấu về mình, sau lưng mình; hoặc là khi bạn đang đối diện với những lời chê bai, khiển trách mà bạn cho rằng bạn không xứng đáng phải nhận chúng; sự mất bình tĩnh cũng có thể bắt đầu khi bạn đang loay hoay tìm ra lối thoát cho những áp lực hay thử thách; Đôi khi bạn không làm chủ được mình chỉ đơn giản là do bạn không tìm được sự bình yên trong chính tâm hồn mình trước những sóng gió của cuộc đời vạn biến.
20 cách thức dễ dàng để lấy lại sự bình tĩnh dưới đây, rất có thể là điều bạn đang tìm kiếm trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.
1. Hít thở sâu
Hãy hít thở thật sâu khi bạn cảm thấy mất bình tĩnh. Hãy thử hít vào – thở ra khoảng 5-10 lần, nhắm mắt lại và để tìm thấy sự bình tâm cần thiết ngay lúc này.
Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn kìm nén được những tức giận, căng thẳng, cáu gắt đang chực trào, giúp bạn có một tinh thần thoải mái hơn, dễ chịu hơn để đối diện với thách thức đang chờ bạn giải quyết.
2. Thả lỏng là một cách tĩnh tâm
Tập thả lỏng cơ thể trong thời khắc cảm thấy căng thẳng và mất kiểm soát nhất, sẽ khiến bạn học được thói quen điều tiết cảm xúc. Bạn có thể mát xa nhẹ nhàng hai bên thái dương, phần đầu và phần cơ thể khiến bạn có cảm giác đau nhức, uể oải, kèm theo một trí tưởng tượng rằng bạn đang ở hồ bơi, một bãi biển, một con đường quê thanh bình hay một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất bạn đã từng đi qua.
3. Tĩnh tâm bằng cách ngồi thiền
Hãy thử gác lại tất cả những muộn phiền, mệt mỏi, và ngồi thiền trong vòng 15-30 phút. Trạng thái giữa thức và ngủ, sẽ giúp ức chế đồng đều các tế bào thần kinh, cảm giác và mọi vận động sẽ đều tập trung ở phần vỏ não. Điều này sẽ khiến bạn lấy lại bình lặng, yên tĩnh, tìm được cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái trước những áp lực, căng thẳng. Những dồn nén, bí bức sẽ từ từ được bào mòn.
4. Luyện tập sự nhẫn nại để tĩnh tâm
Đức Phật dạy rằng lòng nhẫn nại là nguồn gốc các pháp lành. Đứng trước những lời vu oan, giá họa, đứng trước những lời bêu rếu bịa đặt, hay đứng trước những thách thức, khó khăn trong cuộc sống, hãy học cách nhẫn nại. Nhẫn nại để học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm kiến thức, để sau này đứng trước những thử thách của cuộc đời, bạn không còn cảm thấy bối rối, lúng túng và căng thẳng nữa. Nhẫn nại để tâm niệm rằng, có lẽ do kiếp trước mình tu chưa thực sự tốt, nên kiếp này, thời khắc này phải nhận lấy những lời không hay. Để từ đó sống tốt hơn trong từng khoảnh khắc, để mỗi giây phút trong cuộc đời trôi qua đều có ý nghĩa.
Sự nhẫn nại ví cũng như lửa, để thiêu đốt các sự oán thù sân hận, tật đố kị và oan trái.
Phật nói: ai thương Như Lai phải có lòng nhẫn nại.
5. Hóa giải sân hận
Sự mất bình tĩnh rất có thể xuất phát từ sự tức giận. Tức giận trước những lời chê bai, chỉ trích, sự lừa dối, giả trá, vu oan, giá họa… từ đó dẫn đến những sân hận. Sân hận là bản chất tự nhiên của con người, và mỗi người thường có một cách thức chuyển hóa sân hận khác nhau. Có thể bằng cách kiềm chế, ghìm chúng xuống, cũng có thể là bộc phát, dẫn đến những hành động bạo lực.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: “Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình…”.
Do đó, đứng trước sự căng thẳng xuất phát từ những cảm giác sân hận, thay vì giải quyết bằng cách bộc lộ cơn giận, sử dụng bạo lực, hãy thuần hóa tâm thức để có một cảm giác nền móng kiềm chế và điều tiết khi nào cơn giận nên phát tác, khi nào nên ghìm lại hoặc lúc nào thì nên im lặng đối diện và tha thứ.
6. Nín lặng
Khi sự mất bình tĩnh xuất phát từ sự tức giận, hãy học cách nín lặng. Bởi, người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời ta là chính ta. Do đó, đứng trước những căng thẳng, tức giận, bạn nên nín lặng lắng nghe, xem xét, tự nhìn nhận lại mình, đừng vội vàng nổi giận, tìm mọi cách để trả thù. Từ đó có một cái nhìn quán chiếu từ tâm về chính mình, để dễ dàng tinh chỉnh, sửa đổi những điểm chưa thực sự tốt, để trở thành một người hoàn hảo nhất có thể.
7. Tìm hiểu nguyên nhân của sự việc
Bất kì một sự việc nào xảy ra trong đời, ngay cả việc đó có khiến bạn căng thẳng và mất bình tĩnh hay không, đều không tự sinh ra và không tự mất đi. Chúng phải có nguyên do, và tùy theo cấp độ mà diễn ra một tình huống bất như ý lớn hay nhỏ.
Đức Phật cũng đã dạy rằng đứng trước mỗi sư việc không như mình muốn, chúng ta phải đi sâu hơn, sâu hơn và sâu hơn nữa, để tìm cho ra nguyên nhân sâu xa nhất đang gây ra các vấn đề này cho chúng ta; và đó là sự lầm lẫn về thực tại.
Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, nền tảng phát sinh vấn đề bất như ý đang khiến bạn căng thẳng, mất bình tĩnh, bạn sẽ dễ dàng có một chiến lược, một phương hướng giải quyết hợp lý, hợp tình.
8. Làm việc chăm chỉ
Gặp phải những vấn đề bất ổn, gây cho bạn nhiều phiền muộn, lo lắng, hãy thử làm việc chăm chỉ, say mê, hăng hái hơn, để không còn thời gian để tâm đến cảm giác căng thẳng, không còn khoảng trống cho sự mất bình tĩnh len lỏi.
Luôn tập trung, chú ý làm việc cũng là một cách thức khá quan trọng đề rèn luyện cho bạn sự bình tĩnh trước mọi vấn đề, mọi biến cố.
9. Lạc quan
Dù vui hay buồn thì mỗi giây phút trong cuộc đời vẫn sẽ từ từ trôi qua. Con người hơn động vật ở suy nghĩ, nhưng có những suy nghĩ bi quan sẽ giết chết những giây phút có ý nghĩa trong cuộc đời bạn.
Do đó, đứng trước một vấn đề khó khăn hay thách thức, thay vì nghĩ “mình không làm được, mình sẽ thất bại”, hãy nghĩ “mình sẽ làm được, vấn đề này không khó”. Suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
10. Hài lòng với chính bản thân mình
Tất cả những người luôn tỏ ra hoàn hảo đều là giả dối. Trong cuộc sống vô thường này, không có thước đo chuẩn mực nào cho sự hoàn hảo, và cũng chẳng hề hấn gì nếu bạn là một người không hoàn hảo cả.
Hãy tập hài lòng với bản thân mình, với những gì mình đang có, những gì mình đang nỗ lực, cố gắng và hài lòng với những thành tựu mình đang làm được. Tất nhiên, bạn nên nhớ ở đây không có nghĩa là sự tự mãn, thỏa mãn, ngưng cố gắng. Chỉ đơn giản là sự hài lòng trong thời khắc hiện tại bạn đang có, để giảm bớt căng thẳng, áp lực.
11. Đến một nơi yên tĩnh
Hãy thử đến một nơi yên tĩnh, có thể trở về nhà, ở bên cạnh ba mẹ, gia đình, người thân, ăn một bữa cơm ấm cúng, để tạo cho trí não cảm giác thoải mái, dễ chịu, gạt bỏ mọi căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Bỏ lại tất cả khó khăn ở ngoài cửa, bước vào một không khí bình yên, và chắc chắn bạn sẽ tìm lại được cảm giác an lạc trong tâm hồn, lấy lại năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu với những thử thách trước mắt.
Bạn cũng có thể viếng thăm một ngôi chùa. Không gian thanh tịnh nơi đó, những lời Phật dạy vang vọng ở đó, sẽ giúp bạn lấy lại sự bình yên, nhẹ nhõm một cách dễ dàng hơn.
12. Hãy hành động
Thay vì trốn tránh những thách thức còn đang ngổn ngang. Bạn hãy học cách đối diện trực tiếp và bắt tay vào việc từng bước giải quyết những vướng mắc.
Khi đã giải quyết được một trong những vấn đề còn bỏ lửng cũng là lúc bạn đã vượt qua sự căng thẳng và lấy lại được bình tĩnh rồi.
13. Dành sự tập trung cho những điều quan trọng
Khi bạn quá căng thẳng, đồng nghĩa là khi bộ não đang trong trạng thái rối bời, khủng hoảng và mơ hồ. Do đó, lúc này đừng quá tham lam hi vọng giải quyết được tất cả, cùng lúc mọi sự việc còn dang dở, hoặc đang gây khó khăn. Thay vào đó, hãy chọn ra những điều bạn cho là quan trọng cần giải quyết nhất tại thời điểm này,và xử lý vấn đề thật hoàn hảo.
14. Đặt ra câu hỏi cho bản thân
Để xử lý tốt những vướng mắc còn tồn đọng, hãy tự biết cách đặt ra những câu hỏi cho bản thân về từng vấn đề riêng biệt. Phân tích nguyên nhân, lý do, diễn biến và kết quả, để tìm ra sự chưa hợp lý, hoặc mâu thuẫn trong trình tự thực hiện, để có những tinh chỉnh phù hợp hơn. Như vậy, bạn sẽ lấy lại cảm giác tự tin, đúc rút thêm được những kinh nghiệm quý báu.
15. Quán chiếu từ Tâm
Đứng trước mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như trong tình huống bạn đang phải đối diện với căng thẳng, áp lực, hãy học cách có một cái nhìn quán chiếu từ tâm, để xác định được bản chất của vấn đề, xác định được sự sai lệch, bất cập hay không hài hòa trong từng công đoạn thực thi công việc.
Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, thâm tâm được bình lặng hơn, cảm xúc căng thẳng, yêu, ghét được kiểm soát tốt hơn.
Mọi việc trong cuộc đời xảy ra đều có nguyên nhân của nó, thay vì luôn trách móc, dằn vặt hãy có một cái nhìn quán chiếu chân thật nhất, để tìm ra gốc rễ của vấn đề, từ đó bạn tự nhiên sẽ có những cách xử lý tốt nhất.
16. Viết những ghi chú
Hãy viết những vấn đề bạn đang gặp phải lên một tờ giấy ghi chú nhỏ, bên cạnh đó hãy viết những cách thức bạn dự định sẽ giải quyết vấn đề. Dán những mảnh giấy này lên máy tính, hoặc bàn làm việc của bạn. Điều này sẽ không những giúp bạn có cảm giác vừa được “chia sẻ” và lên ý tưởng giải quyết, mà còn giúp bạn dễ nhìn nhận lại vấn đề sau khi đã vượt qua, để sau này mỗi lần gặp khó khăn tương tự, bạn sẽ biết cách kiềm chế những mệt mỏi, nóng giận, căng thẳng và thậm chí là những sai lầm.
17. Làm những điều bạn muốn
Để giải tỏa những áp lực, căng thẳng, không có gì tốt hơn là làm những điều bạn thực sự muốn, thích thú và thấy cần thiết.
Bạn có thể đọc một cuốn sách về đạo Phật, nghe những bài giảng đạo của các Thầy, hoặc cũng có thể là nghỉ ngơi, thư giãn, cho bản thân một khoảng thời gian để cưng chiều chính mình.
18. Viết ra những âu lo và quẳng chúng đi
Khi đứng trước những âu lo, căng thẳng nhưng bạn không muốn chia sẻ cùng ai, hoặc không muốn làm phiền đến ai. Bạn cũng có thể tự mang lại cho mình cảm giác thoải mái, bằng cách viết ra những suy nghĩ tiêu cực, những khó khăn đang chồng chất, những điều làm bạn không hài lòng… vào một tờ giấy, và quẳng chúng đi.
Việc này cho bạn cảm giác bạn vừa quẳng đi được một mối lo rất lớn, tâm tư trở lại bình ổn và tĩnh lặng hơn rất nhiều.
19. Chia sẻ và xin lỗi
Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, áp lực bạn đang gặp phải với gia đình, bạn bè – những người bạn tin tưởng và luôn yêu thương bạn.
Đồng thời, cũng hãy chủ động lên tiếng xin lỗi, nếu bạn cảm thấy bạn làm sai, hoặc đã để những áp lực cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Trút bỏ được những điều này, tâm bạn sẽ trở nên yên bình hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
20. Tránh những căng thẳng không cần thiết
Để giảm bớt căng thẳng và lấy lại sự bình tĩnh, bạn đừng nên chừa bất kỳ chỗ trống nào cho những căng thẳng không cần thiết chiếm ngự tâm trí của mình.
Có thể trong cùng một ngày làm việc, học tập, bạn gặp phải nhiều vấn đề khiến bạn đau đầu suy nghĩ, phân tích, giải quyết. Hãy tập coi những vấn đề nhỏ, không quá quan trọng thành một vấn đề đơn giản, thậm chí xóa bỏ chúng ra khỏi suy nghĩ, chỉ để sự tập trung vào những vấn đề lớn hơn, cần giải quyết gấp hơn.
Đừng tự ôm đồm vào mình những căng thẳng không đáng có. Đồng thời cũng nên điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của mình trước những vấn đề đang xảy ra. Bản chất của vấn đề không quy định tính tích cực, hay tiêu cực. Mà do góc nhìn của bạn quyết định bản chất của vấn đề. Vì thế, hãy có một cái nhìn thoáng hơn, gạt bỏ những căng thẳng nhỏ, xử lý vấn đề với một cái tâm bình lặng, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn.
Giữa cuộc sống xô bồ muôn vàn áp lực, thách thức này, việc bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi là một biểu trưng nổi bật cho sự biến chuyển hiện đại không ngừng của xã hội. Để giảm bớt, xóa bỏ tình trạng này, bạn có thể ngồi thiền, suy nghĩ tích cực hơn, xóa bỏ mọi sân hận, có một cái nhìn quán chiếu từ tâm…
Để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chúng ta phải học cách ứng phó với những chuyện xảy ra một cách bình tĩnh và khôn ngoan. Nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc giữ được sự bình tĩnh và năng lực tự chủ bản thân.
Sự bình tĩnh được định nghĩa là một trạng thái cân bằng và tĩnh lặng của tâm trí. Với tâm thế tĩnh tại, bạn sẽ khó bị kích động bởi các yếu tố xung quanh. Trong bối cảnh hiện tại, đôi khi bạn sẽ cần tìm đến lời khuyên từ những câu nói hay của nhiều người nổi tiếng, những người đã trải qua mọi thăng trầm trong cuộc sống. Những câu nói hay và ý nghĩa này không chỉ giúp bạn nói hộ lòng mình mà còn giải đáp những vướng mắc đang bỏ ngỏ.
1. Phải biết tìm thấy bình yên giữa sự hỗn loạn. (Nhà thiết kế thời trang Donna Karan)
2. Tàu bị chìm không phải do nước bên ngoài mà là do nước tràn vào. Đừng để những chuyện xung quanh ảnh hưởng xấu đến bạn. (Khuyết danh)
3. Sự bình tĩnh chính là cái nôi của sức mạnh. (Tiểu thuyết gia Josiah Gilbert Holland)
4. Tâm địa trầm tĩnh thì tự nhiên khoan khoái công minh. (Trình Hiệu)
5. Người đàn ông càng tĩnh lặng thì thành công, sức ảnh hưởng và quyền năng của anh ta càng lớn. Sự bình tĩnh của tâm hồn là một trong những viên đá quý của trí tuệ. Đó là kết quả của sự rèn luyện khả năng tự chủ một cách kiên nhẫn và lâu dài. (Nhà văn James Allen)
6. Đừng hấp tấp; bình tĩnh chính là nguyên tắc thiết yếu của việc lịch sự. (Nhà phê bình Alphonse Karr )
7. Bình tĩnh là hồ nước của tâm trí, còn biết ơn là hồ nước của trái tim. (Khuyết danh)
8. Tâm trí giống như nước. Khi nó hỗn loạn, rất khó để ta nhìn thấu mọi thứ. Khi tâm tĩnh, mọi thứ trở nên rõ ràng. (Doanh nhân Prasad Mahes)
9. Hãy làm cho trái tim của bạn giống như một cái hồ, với một bề mặt tĩnh lặng, êm dịu và sâu sắc. (Triết gia Lão Tử)
10. Tâm bình an mang lại sức mạnh nội tâm và sự tự tin, từ đó mà có được sức khỏe tốt. (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
11. Cần một tâm thế trầm tĩnh để sống một cuộc đời biết ơn, một niềm vui lặng lẽ. (Nhà biên kịch Ralph H.Blum)
12. Sức mạnh thực sự của một người đàn ông là bình tĩnh. (Tiểu thuyết gia Leo Tolstoy)
13. Yoga mang lại sự dẻo dai cho cơ thể, sự bình tĩnh trong tâm trí, sự tử tế trong trái tim và sự nhận thức về cuộc sống. (Nhà văn Amit Ray)
14. Sự bình tĩnh là quyền năng của con người. Khả năng kiềm chế và nhận mọi thứ về mình giữ cho tâm trí bạn minh mẫn và trái tim bạn bình yên. (MarandAngel)
15. Sự bình tĩnh là một món quà lớn. Và khi bạn làm chủ được nó, bạn sẽ biết cách phản hồi một cách tích cực đối với mỗi tình huống khó khăn ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. (Nhà văn Geri Larkin).
16. Hãy bắt đầu ngày hôm nay với một nụ cười, một tâm trí tĩnh lặng với cảm xúc lãnh đạm và một trái tim giàu lòng biết ơn. (Khuyết danh)
17. Chúng ta càng bình tĩnh thì tâm càng bình an, khả năng tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ càng lớn. (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
18. Sức mạnh chỉ có thể phát huy khi bạn bình tĩnh và tự tin. (Lailah Gifty Akita)
19. Ẩn sâu bên trong tâm hồn của bạn, chính là sự bình tĩnh. (Nhà sư Paramahansa Yogananda)
20. Sức mạnh của bạn là sự bình tĩnh và trí tuệ minh mẫn. Sức mạnh này có được từ việc không quan tâm đến những điều tiêu cực.Hãy giành chiến thắng trong yên bình, hiểu biết và cân bằng. (Yogi Amrit Desai)
21. Hãy để sự bình tĩnh và những bước chân lặng lẽ, nhẹ nhàng bước vào từng hành động của bạn. (Nhà sư Paramahansa Yogananda)
22. Khi bạn sống trong hòa bình, bạn sẽ thấy những kẻ bạo lực tự hủy hoại họ trước sự trầm ổn của bạn. (Nhà hoạt động xã hội Bryant H. McGill)
23. Can đảm bao hàm sự bình tĩnh và an yên. (Luật sư Mahatma Gandhi)
24. Hãy kiên nhẫn, cuộc sống sẽ cho bạn một cơ hội khác khi bạn tìm thấy sự bình tĩnh bên trong, vì sự hạnh phúc được sinh ra từ bình tĩnh. (Vận động viên Leon Brown)
25. Một tâm trí bình tĩnh có khả năng nhìn thấu mọi thứ một cách logic và rõ ràng. Sự tĩnh lặng của tâm trí chỉ có thể đạt được bằng cách giải phóng nó khỏi sự tiêu cực. (Khuyết danh)
26. Để tăng tốc, bạn phải dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, an yên và tĩnh lặng. Đó là bí quyết để chơi nhanh. (Nhạc sĩ Pepe Romero)
27. Đừng bao giờ vội vàng; làm mọi thứ lặng lẽ với tâm thế bình tĩnh. Đừng đánh mất sự bình yên trong tâm hồn vì bất cứ điều gì, ngay cả khi cả thế giới của bạn sụp đổ. (Giám mục Francis de Sales)
28. Con người chỉ có thể bình tĩnh và thanh bình khi không bị tác động và xáo trộn bởi ngoại cảnh. (Lý Tiểu Long)
29. Một trong những bài học quý nhất mà bạn nên biết là làm thế nào để giữ bình tình. (Nhà văn Catherine Pulsifer)
30. Đôi khi, tai họa xảy đến chỉ để khơi dậy sự bình tĩnh đang ẩn sâu bên trong chúng ta. (Khuyết danh)
31. Hãy trân trọng sự bình tĩnh bởi vì đó là tiếng nói rõ ràng nhất về sức mạnh của bạn. (Khuyết danh)
32. Để giảm áp lực, hãy từ tốn và chậm lại. Hoa luôn nở rộ một cách chậm rãi trong sự tĩnh lặng và thanh bình. (Nhà triết học Debasish Mridha)
33. Niềm vui thực sự đến từ sự bình tĩnh. (Nhà văn Victor Hugo)
34. Người mà tính khí bất thường, suốt đời không làm nên được việc gì. (Nho gia Tăng Quốc Phiên)
35. Khi bạn có nội tâm tĩnh lặng, bạn sẽ thành công với điều bạn làm. Bên trong bạn càng bình tĩnh, suy nghĩ và hành động của bạn càng trở nên quyền lực. (Nhà Nhân Đạo Sri Sri Ravi Shankar)
Nếu bạn đang gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, bạn đang vấp ngã thì bài viết này tôi viết dành cho bạn.
1. Muốn là số 1, phải khôn hơn, cần cù hơn.
2. Hãy ước mơ, hãy chinh phục.
3. Hãy cho bản thân mình thời gian, ngay cả khi bạn đang suy sụp. Hãy luôn giữ trong tay chiếc chìa khóa vạn năng mà cuộc sống đã trao cho bạn, cố gắng đi thêm, đi thêm một chút nữa thôi, chẳng mấy chốc bạn sẽ tìm được một cánh cửa tươi sáng nhất cho mình.
4. Nếu sợ hãi, đừng làm. Nếu làm, đừng sợ hãi.
5. Trên đời này có ba thứ mà người khác không thể cướp được từ chúng ta: Một là thực phẩm đã ăn vào dạ dày, hai là lý tưởng giấu trong tim và ba là những cuốn sách đã in vào não bộ.
6. Nếu bạn chỉ biết chờ đợi, sự việc xảy ra sau đó chỉ có thể là bạn sẽ già đi.
7. Nếu bạn không tự xây ước mơ cho mình, sẽ có người thuê bạn xây ước mơ cho họ.
8. Làm những gì không ai làm để có những gì không ai có.
9. Hãy hành động như thể bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
10. Sư tử không quan tâm đến ý kiến của bầy cừu.
11. Nếu không muốn, bạn sẽ tìm lý do. Nếu muốn, bạn sẽ tìm giải pháp.
12. Thất bại thì làm lại, luôn có một con đường khác.Đừng chọn sống an nhàn trong những năm tháng còn có thể chịu khổ được.
13. Bộc lộ sự nóng nảy, đó là bản năng. Kiềm chế sự nóng nảy, đó là bản lĩnh.
14. Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó.
15. Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề.