Kinh nghiệm viết sách, là một trong những kinh nghiệm mà tôi đã trãi qua trong nhiều năm qua. Hôm nay nhân dịp có nhiều bạn hỏi quá, nên Huy Hoàng dành ít thời gian chia sẽ với các bạn về kinh nghiệm viết sách
Viết sách khó hay dễ?
Dễ hay khó là tùy người. Đối với một số người viết sách đối với họ không hề khó, nhưng với nhiều người viết sách lại là một điều khá khó khăn.
Viết sách hay cần những gì?
Để có một tác phẩm kiệt tác, những tác phẩm để đời. Đầu tiên người viết cần phải đầu tư tất cả tâm huyết sức lực vào đứa con tinh thần của mình, đó là điều kiện cần thiết để có được một quyển sách hay.
Viết sách hay cần sự trãi nghiệm từ chính góc nhìn của người viết, để có một góc nhìn cùng sự trãi nghiệm phong phú đòi hỏi người viết cần có sự trãi nghiệm, chiêm nghiệm đủ sâu rộng.
Viết sách có kiếm được tiền không?
Viết sách có kiếm được tiền hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, tùy vào nhu cầu thị hiếu của độc giả, cũng như tùy thuộc vào tác phẩm của người viết.
Viết sách nên bắt đầu tư đâu?
Viết sách nên bắt đầu từ đầu, ngồi xuống và viết thôi. Huy Hoàng tin chắc rằng sau một thời gian sau. Bạn sẽ có cho mình những kinh nghiệm viết, những phong cách viết cho riêng mình.
Nếu là một người đam mê viết lách thì chắc hẳn, bạn luôn muốn một ngày nào đó sẽ có ít nhất một cuốn sách được xuất bản. Và tất nhiên, cơ hội để bạn biến ước mơ này của mình thành hiện thực là vô cùng nhiều. Tuy nhiên, liệu thực hiện có dễ?
Để viết được một cuốn sách hay, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức dành cho nó. Chỉ cần một sai lầm trong lựa chọn chủ đề, đối tượng độc giả lẫn việc bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài thì bạn càng lâu mới có thể viết xong được. Thêm nữa, nhiều người thường lo lắng ở công đoạn xuất bản nhưng suy nghĩ này rất sai lầm. Viết mới là phần đáng quan tâm nhất.
Trong nhiều năm liền, tôi đã từng rơi vào hoàn cảnh khó khăn ấy. Là một người thích viết với hoài bão lớn lao, tôi luôn mơ ước một ngày nào đó có thể chia sẻ được những suy nghĩ của mình đến với nhiều người trên thế giới. Nhưng sự thật là tôi đang đùa giỡn với chính mình.
Tại sao? Bởi vì tôi chẳng hề viết gì cả. Thậm chí, tôi còn không biết nên bắt đầu từ đâu nữa.
7 năm trôi qua rất nhanh và giờ đây, tôi đã trở thành tác giả của 4 cuốn sách bán chạy (best-selling) và sống một cuộc đời mà tôi luôn khao khát. Dù rằng chưa có mọi thứ theo đúng mục tiêu của mình nhưng ngần ấy thời gian cũng giúp tôi tích lũy được một vài bí quyết rất giá trị.
Trở thành một nhà văn sẽ đòi hỏi ở bạn nhiều hơn, chứ không phải chỉ là một ước mơ. Bạn sẽ phải biết mình đang làm gì hoặc ít nhất, bạn sẽ phải làm gì kế tiếp.
Dưới đây là 8 bước mà tôi đã áp dụng khi viết cuốn sách đầu tiên của mình. Đây cũng là điều tôi đã làm khi không biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo và cũng là bí quyết giúp tôi từ một kẻ đam mê viết lách với một công việc hết sức buồn tẻ trở thành một full-time writer và tác giả của những đầu sách bán chạy. Thực sự dễ dàng nhưng cũng vô cùng khó.
1. Lựa chọn chủ đề viết sách
Bạn phải có thứ gì đó quan trọng để chia sẻ trước khi bắt đầu viết. Giống như F. Scott Fitzgerald đã từng nói rằng “Bạn không viết bởi vì bạn muốn nói thứ gì đó. Bạn viết bởi vì bạn có thứ gì đó để nói”. Bạn sẽ viết điều gì?
Khi rơi vào hoàn cảnh này, tôi đã cố gắng tìm hiểu sâu hơn câu nói của Fitzgerald và bắt đầu viết về công việc viết lách. Kết quả, đó chính là bước hoàn hảo đầu tiên đối với tôi bởi vì tôi vẫn làm như vậy cho đến tận bây giờ.
Bạn cần một chủ đề mà bạn đủ quan tâm để đảm bảo nghĩ ra được đủ “chữ” cho một blog, tờ quảng cáo hay một cuốn sách. Thi thoảng, có thể sẽ là 3 chủ đề hoặc nhiều hơn nữa.
Bạn hoàn toàn không bị “cầm tù” bởi ý tưởng đầu tiên, ngược lại, có thể phát triển thêm nhiều thứ từ ý tưởng then chốt mà không sợ khiến người đọc bị phân tán. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về mức độ mở rộng của chủ đề đang bàn đến.
2. Phát triển một tiền đề trước khi viết sách
Bạn cần một mỏ neo, một “góc cạnh” của riêng bạn. Tuy nhiên, không cần phải là những ý tưởng mới. Bạn có thể sử dụng cái cũ nhưng thể hiện nó theo cách của riêng bạn.
Hãy xem cách mà Seth Godin đã viết về marketing hay Ernest Hemingway viết về trận đấu bò thì bạn sẽ biết.
Mọi thứ đã được hoàn thành bởi rất nhiều người trong lịch sử nhưng bạn không nằm trong số đó. Đó là điểm khác biệt và là tiền đề của bạn.
3. Hãy nghĩ về độc giả trong khi viết sách
Quy tắc vàng trong viết lách đó là bạn phải hiểu độc giả của bạn. Bạn phải biết nhiều về họ và nhu cầu của họ nên họ sẽ biết bạn hiểu họ đến mức nào. Nếu làm được như vậy, nếu gặp được họ đúng nơi họ đang ở thì bạn có thể nâng họ lên đúng nơi mà bạn muốn họ đặt chân đến.
Và họ sẽ mãi mãi trung thành với bạn.
4. Tạo một dàn ý viết sách đúng chuẩn
Lập dàn ý được xem như là phần nhàm chán nhất trong viết lách. Có lẽ bạn nghĩ rằng điều này sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo hoặc kéo bạn về đúng nơi bạn chỉ vừa mới bắt đầu. Tuy nhiên, sự thật là dành thời gian để lập dàn ý sẽ khiến cho các công đoạn còn lại trở nên nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Tôi đã học được điều này qua trải nghiệm. Khi viết cuốn sách thứ 5 vào hè vừa rồi, tôi đã nhận ra rằng 2/3 chặng đường – sau khi viết được 40.000 từ – mọi thứ đột nhiên trở nên dễ dàng hơn so với lúc viết các chương trước đó. Tại sao? Bởi vì tôi đã tình cờ tự tạo ra một outline: 5 thứ, theo thứ tự, rằng tôi muốn chắc chắn sẽ được trình bày trong chương đó. Và với dàn ý ấy, viết giống như một bài tập “điền vào chỗ trống” rất đơn giản (chắc chắn, đơn giản nhưng không hề dễ dàng).
5. Đọc, đọc và đọc
Nếu muốn trở thành một nhà văn, đọc không phải là thứ gì xa xỉ. Nó là điều bắt buộc. Bạn phải đọc nhiều chủ đề và thường xuyên để xem thử các cuốn sách đó được viết như thế nào và bạn có thể làm gì để khiến nó trở nên khác biệt.
Không hề có con đường tắt cho việc đọc sách đâu nhé.
6. khi nào bạn viết xong cuốn sách?
Khi vợ của tôi mang thai vào đầu năm nay, chúng tôi biết ngày mà con gái chào đời đang đến gần. Thời hạn đó đã tạo ra sự thay đổi trong tất cả các hoạt động của gia đình và công việc của chúng tôi. Chúng tôi biết phải hoàn thành mọi thứ trước thời điểm ấy bởi vì cho dù xong hay không thì một thành viên mới cũng sẽ xuất hiện. Không hề có cơ hội để trì hoãn hay chậm trễ vì lười biếng.
Tương tự, hãy đặt thời hạn cho tác phẩm của bạn.
Một khi bạn đã quyết định được sẽ viết cái gì và viết cho ai thì đã đến lúc học làm người chuyên nghiệp và cam kết hoàn thành đúng vào ngày đó. Nếu không, các mục tiêu của bạn sẽ bị gián đoạn và lu mờ.
Nếu lựa chọn thời điểm phải hoàn thành không đủ để tạo động lực cho bạn thì hãy nghĩ ra một hậu quả cho việc không đạt được mục tiêu đó.
7. Lập kế hoạch viết sách
Sẽ là vô ích nếu cố gắng làm theo những gì người khác đã làm.
Bạn có thể tìm cảm hứng từ cách mà những người khác đã tổ chức cuộc sống của họ nhưng đừng quên điều này: Hãy xây dựng một kế hoạch hàng ngày phù hợp với bạn và cam kết theo sát nó từ bây giờ cho tới khi hoàn thành cuốn sách.
Sẽ luôn có những ngày mà bạn không hề muốn viết và chắc chắn, đó là khoảng thời gian quan trọng nhất mà bạn cần duy trì phong độ của mình. Sau cùng, kế hoạch cũng chỉ như vậy.
Công việc trong mơ dù sao cũng chỉ là một công việc. Thế nên, lúc nào bạn cũng cần một kế hoạch.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe điều này nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại, bởi vì đây gần như là thứ sẽ khiến bạn không thể nào hoàn thành cuốn sách.
Nếu bị ám ảnh bởi từng câu đã viết ra thì bạn không đơn giản chỉ là một người đi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Bạn thực sự khiến cho động lực của mình bị giảm sút và không thể nào bước vào một trạng thái quan trọng hơn của “tiến trình” – nơi các câu chữ như thể tuôn trào ra và bạn đã đạt được mục tiêu vậy.
Nếu cố gắng viết tất cả các câu đều hay và có một cuốn sách hoàn hảo thì bạn đã theo đuổi sai mục tiêu rồi. Thay vào đó, hãy tìm một chiến lược mà đầu tiên, sẽ giúp bạn viết và sau khi hoàn thành mới chỉnh sửa.
Thứ giúp bạn trở thành một nhà văn đó là viết lách. Thế nên, tốt hơn là hãy bắt đầu.
Liên hệ dịch vụ viết sách thành công
Bạn đang gặp khó khăn trong việc viết, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với tôi, với trên 5 năm kinh nghiệm tôi tin chắc rằng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải. Liên hệ Facebook
Người mới viết sách lần đầu ắt hẳn bối rối vì không biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, hãy cùng Trần Huy Hoàng tìm hiểu một số kinh nghiệm hữu ích sau đây, bạn nhé.
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đang ấp ủ khao khát viết một cuốn sách. Có người từng nói: “Nếu bạn đọc sách một cách bền bỉ, sẽ đến lúc bạn bị thôi thúc không ngừng bởi ý muốn viết nên cuốn sách của riêng mình”. Thế nhưng, khi mới bắt đầu, bạn sẽ dễ loay hoay và không biết phải viết như thế nào. Một số tác giả sách thành công dưới đây sẽ mách bạn từng bước cũng như kinh nghiệm thực tế của họ để giúp bạn bắt đầu con đường viết sách của mình.
ĐẶT RA CAM KẾT VỚI CHÍNH MÌNH
Bước đầu tiên để viết một cuốn sách là tin rằng bạn sẽ làm được. Cho dù bạn muốn viết một cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn hay chỉ đơn giản là một cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, bạn cần bồi dưỡng sự tự tin và tự cam kết với chính mình. Tác giả và chuyên gia tư vấn Bryan Collins khuyên rằng: bạn nên cam kết việc viết sách như một công việc hàng ngày và đưa nó vào thời gian biểu của bạn. Nếu đủ đam mê và quyết tâm, không quá khó khăn để bạn sẵn sàng thức dậy sớm vào buổi sáng hay ngủ muộn một chút vào ban đêm để dành thời gian cho việc viết lách. Hãy cố gắng dành sự ưu tiên cho cuốn sách của mình.
SOẠN THẢO DÀN Ý VỚI BỐ CỤC CHÍNH – PHỤ RÕ RÀNG
Sau khi đặt ra cam kết và biến việc viết sách thành một thói quen hàng ngày, bước tiếp theo là xác định ý tưởng chính cũng như soạn thảo ra một dàn ý cho cuốn sách của mình. Bạn nên chia ý tưởng chủ đề lớn thành từng phần nhỏ hoặc từng chương. Phương pháp này có nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó giúp cuốn sách của bạn có hệ thống hơn. Thứ hai, thay vì dễ “lao đầu” vào việc triển khai chi tiết ngay từ đầu để rồi bế tắc vì bí tưởng, một dàn ý có chính – phụ rõ ràng sẽ giúp bạn không bị rối và rơi vào tình trạng mất hứng khi đang viết dở dang.
HỌC HỎI KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỸ NĂNG HỖ TRỢ CHO VIỆC VIẾT SÁCH
Lisa Bogart, tác giả của cuốn sách Knit with Love cùng nhiều cuốn sách bán chạy khác, đã chia sẻ rằng cô không hề có bất cứ kinh nghiệm nào khi bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên. Chuyên môn của cô ấy không phải công việc viết lách. Thế nhưng, bù lại, cô có một ước mơ lớn: ước mơ được xuất bản một cuốn sách của riêng mình cùng lòng ham học hỏi. Cô nói: “Không có một lối tắt nào dẫn đến thành công cả. Tôi đã học tất cả những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quá trình theo đuổi ước mơ viết sách của mình. Cùng với đó, tôi cũng cân nhắc xem đối tượng độc giả của mình là ai và tìm hiểu làm thế nào được thu hút họ”.
TỰ ĐẶT RA DEADLINE HOÀN THÀNH
Khi bắt đầu viết một cuốn sách, bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần viết mỗi ngày là có thể hoàn thành. Thế nhưng, nếu không có một deadline cụ thể, bạn dễ rơi vào tình trạng trì hoãn và không kỷ luật với bản thân, từ đó dẫn đến tình trạng viết mãi mà không kết thúc. Vì thế, bạn nên đặt ra một deadline cụ thể và khả thi để tự thúc đẩy bản thân mình.
TỰ LẬP CHO MÌNH THỜI GIAN BIỂU
Bên cạnh đặt ra deadline hoàn thành, bạn cũng nên tạo một thời gian biểu cho việc viết lách của mình. Bạn có thể ghi chú vào cuốn lịch để bàn hoặc dùng chức năng báo thức trên điện thoại để tự nhắc nhở mình. Nếu bạn khiến việc viết sách trở thành một thói quen hàng ngày, nó sẽ tự động trở nên gắn bó với bạn. Và tất nhiên, thời gian bạn được cầm trên tay cuốn sách hoàn thiện của chính mình cũng sẽ sớm hơn.
VIẾT RA NHỮNG GẠCH ĐẦU DÒNG
Tác giả Peggy Frezon đưa ra lời khuyên cho những người bắt mới đầu viết sách: “Bạn nên dành thời gian để xây dựng một bản thảo hấp dẫn bằng cách gạch đầu các ý tưởng và xây dựng một bản đồ cho câu chuyện. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra sự gắn kết của các tình tiết bên trong một câu chuyện tổng thể cũng như khiến mọi thứ logic và dễ hiểu hơn”.
TRIỂN KHAI CÁC Ý TƯỞNG CHI TIẾT
Sau khi gạch đầu dòng những ý tưởng sơ khai, giờ là lúc bạn triển khai chúng. Bạn cần tìm ra hướng phát triển của các cốt truyện, xác định các mốc thời gian chính, tạo dựng chủ đề cũng như xây dựng các chi tiết cụ thể… Thêm vào đó, chú ý đến văn phạm, cách hành văn, câu cú cũng như lỗi chính tả cũng nên được chú trọng trong bước này.
VIẾT NHƯ MỘT CHIẾN BINH
Các tác giả sách biết rằng việc đối diện với những trang Word trống ngày này qua ngày khác là một sự khó khăn và áp lực. Vì thế, hãy trang bị cho bản thân khả năng chịu đựng cùng việc tự động viên khuyến khích. Nhiều nhà văn còn dùng một vật may mắn như cây bút đẹp để tự thúc đẩy tinh thần cho chính mình.
HOÀN THÀNH NHỮNG BẢN NHÁP LỘN XỘN ĐẦU TIÊN
Nếu bạn lo lắng quá nhiều về sự hoàn hảo, bạn có thể không bao giờ hoàn thành được cuốn sách của mình. Đừng quá đòi hỏi sự cầu toàn và xuất sắc ngay từ đầu. Cứ thoải mái viết và bạn có thể sửa đổi chúng sau này. Trên thực tế, đó cũng là một trong những chìa khóa để viết sách.
Đối với các bản nháp đầu tiên, bạn chỉ cần hoàn thành việc viết, thậm chí khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi và mất hứng. Lúc này bạn chỉ cần hoàn thành đúng deadline và thời gian biểu đã đặt ra. Bản nháp đầu tiên của bạn có thể chỉ là một mớ hỗn độn và không thể dùng được.
Nhưng không sao cả, bạn có thể sửa nó trong ngày hôm sau, khi tâm trí bạn sáng suốt hơn và có thể nhìn ra một số vấn đề mà trước đó mình đã không nhận ra.
LUÔN LUÔN ĐỌC VÀ SỬA LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ VIẾT
Hầu hết các nhà văn đều trải qua nhiều lần sửa đổi và viết lại tác phẩm của mình trước khi cho ra đời bản thảo chính thức. Vì thế, hãy thêm vào lịch trình một khoảng thời gian thích hợp để sửa đổi bản thảo của bạn sao cho cuốn sách của bạn thật hay và tươi mới nhất.
NGHIÊM TÚC XEM XÉT CÁC PHẢN HỒI
Hãy nghiêm túc xem xét việc thuê một biên tập viên có kinh nghiệm. Ngay cả những nhà văn chuyên nghiệp nhất cũng cần ý kiến của một chuyên gia. Nhiều người sẵn sàng trả tiền để đổi lại những phản hồi giá trị từ biên tập viên chuyên nghiệp trong thể loại sách họ đang viết. Điều này giúp họ nhanh chóng nhìn ra những vấn đề và tiềm năng cần khai thác thêm mà họ không thể nhận ra.
SỬA ĐỔI VÀ VIẾT LẠI MỘT BẢN THẢO KHÁC
Sau khi xem xét phản hồi, bạn có thể nhận ra nhiều vấn đề và lỗi trong bản thảo cuốn sách của mình. Đừng ngần ngại việc viết lại một bản thảo khác. Việc viết một bản mới sẽ giúp tâm trí bạn sáng suốt hơn, thậm chí sáng tạo nhiều hơn các ý tưởng mới cho cuốn sách của mình. Bên cạnh đó, câu văn cũng như ngữ pháp và cách dùng từ của bạn cũng sẽ mượt mà hơn rất nhiều đấy.
TÌM KIẾM ĐỐI TÁC XUẤT BẢN
Sau khi hoàn thành xong các bước trên, đây là lúc để cuốn sách của bạn đến tay độc giả. Nhưng trước hết, bạn phải tìm một nhà xuất bản chấp nhận phát hành cuốn sách tâm huyết của bạn. Harry Bingham đến từ câu lạc bộ Jericho Writers khuyên rằng bạn nên khoanh vùng mục tiêu tìm kiếm nhà xuất bản cho mình. Hãy gửi từ 8 đến 12 nhà xuất bản để bắt đầu và gửi cho họ một bức thư đề nghị cùng bản tóm tắt cuốn sách tuyệt vời của bạn. Nếu có nhà xuất bản nào thích cuốn sách của bạn, họ sẽ yêu cầu bạn gửi các trang mẫu, chương mẫu thậm chí là bản thảo đầy đủ và bản thảo cuối cùng trước khi quyết định xuất bản rộng rãi đến công chúng.
Tôi biết đến Lặng nhìn cuộc sống của Trần Huy Hoàng qua một cơ duyên. Câu chữ anh không phóng đại, chẳng hoa mỹ, không dài dòng nhưng cái anh để lại là sự ấn tượng sâu sắc khó quên. Anh với Lặng nhìn cuộc sống như nét chấm phá đầy khác biệt trong “tòa thành đổ”
Văn học trẻ khiến người ta nhớ và gần như bị ám ảnh bởi nỗi buồn, bất an, cảm giác vô định. Đẹp đấy mà cũng hoang tàn đấy. Nó tựa như một tòa thành đổ đầy thi vị mà cũng đầy hoang sơ. Lặng nhìn cuộc sống khác biệt hoàn toàn, không nặng dấu ấn cá nhân nhưng lại hướng đến từng cá nhân. Không kiêu kỳ, tô vẽ mà cũng chẳng ủ dột, đau buồn.
Nhìn cuộc sống hay nhìn lại chính mình?
Lặng nhìn cuộc sống, cái tựa đề không quá rền rĩ kêu vang! Tựa đề khiến ta cảm thấy an thấy yên trong hỗn loạn đời thường. Nó khiến tôi nhớ đến một lời khuyên thế này: Mặt nước có yên thì ta mới nhìn được thấy đáy. Tâm con người ta cũng vậy: Cứ ồn ào thì sẽ chẳng thế nhìn rõ được bản thân. Lặng nhìn cuộc sống như nhân tố đặc biệt, một lời khuyên nhẹ nhàng khiến ta yên tĩnh lại để soi chiếu bản thân.
Lặng nhìn cuộc sống? Không! Đây tuyệt nhiên không phải là cái đích cuối cùng. Điều cuối cùng mà tôi cũng như nhiều độc giả có được chính là quá trình nhìn lại mình. Tôi kể về cuộc sống, tôi giúp bạn ngắm nhìn cuộc sống đấy. Nhưng vô thức, hầu như độc giả đều nhẩm lại câu chuyện của bản thân mình. Soi chiếu lại, đánh giá lại, tự hoàn chỉnh mình – Đây mới là ý nghĩa tuyệt vời mà Lặng nhìn cuộc sống mang đến.
Không giáo điều
Bạn sợ giáo điều không? Riêng tôi thì tôi chết khiếp với mấy dòng như vậy. Nhưng dòng chữ rập khuôn như sách giáo khoa, bắt ta phải thế này, phải thế khác. Và thường thì càng ép ta lại càng có xu hướng phản loạn, làm điều ngược lại. Nhưng Lặng nhìn cuộc sống không vậy. Bởi tác giả đã khéo léo lồng ghép các chuyện kể để gợi, để khuyên. Nó giống như cách làm của nhà Phật, của Đạo gia.
Ví dụ như: Nhãn mác sử dụng lại câu chuyện về nồi cơm của Khổng Tử, Sự thật kể câu chuyện về trò chơi truyền tin trong lớp, Bằng lòng với câu chuyện về cậu bé và những chiếc kẹo,… Lặng nhìn cuộc sống không phải kiểu giáo điều, trực tiếp mà là kiểu khéo léo, gợi mở và tự ngẫm.
“Quà cho không bằng cách cho” và Trần Huy Hoàng đã thành công trong “cách cho” này!
Tích cực và sống tốt hơn
Tôi vốn không phải người bon chen nhưng không biết từ lúc nào đó tôi đã đánh mất đi sự bình lặng của lòng mình. Tôi loay hoay trong một mớ câu hỏi, trong bế tắc, trong những nỗi buồn và cả sự không cam tâm. Nhưng Lặng nhìn cuộc sống đã khiến tôi tháo gỡ rất nhiều nút thắt.
Sách được phân chia khá hay, thành nhiều mục nhỏ nhưng đủ để ta quy chiếu đến vấn đề của bản thân. Đọc xong chợt nhận ra nỗi buồn của mình không còn buồn đến vậy. Tôi tìm được động lực, lý do để bản thân tích cực hơn. Và trong hỗn loạn, áp lực, tiêu cực của cuộc sống đời thường. Nếu gặp được những điểm sáng – dù nhỏ vẫn khiến ta cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn rất nhiều. Và điểm sáng đó chính là do Lặng nhìn cuộc sống mang lại!
Tư duy khác – Góc nhìn khác
Một cuốn sách khá “bổ não” đấy nhé! Nếu bạn từng đọc sách và bị trôi tuột đi (dấu hiệu của việc đọc sách thị trường) thì với Lặng nhìn cuộc sống ta sẽ không bị như vậy. Sau mỗi đề mục (dù chỉ 100 – 200 từ) ta đều phải dừng lại, nhìn và ngẫm. Tác giả cho ta thấy được góc nhìn và tư duy khác khi cùng đặt trên một vấn đề.
Ví dụ như ước mơ và thanh xuân (trang 92). Người ta luôn bao biện cho việc buông bỏ ước mơ của mình. Nhưng tác giả vẫn khuyên ta thử kiên trì, vì đến cùng không được điều này cũng được điều khác. Ước mơ không trọn vẹn thì cũng sẽ có được bài học cho riêng mình.
Sau Lặng nhìn cuộc sống, bạn hãy thử dùng nỗi buồn của mình quy chiếu trên những nỗi buồn lớn hơn. Bạn sẽ thấy điều mình phải chịu đựng cũng không quá đáng sợ. Góc nhìn khác sẽ khiến ta đủ dũng khí để đối diện với rất nhiều điều.
Thời gian – Tri thức – Sức khỏe
Đây là 3 vấn đề mình đồng ý nhiều nhất với Lặng nhìn cuộc sống. Tác giả dùng 5 đề mục liên tục nhấn mạnh vào thời gian. Chúng ta có rất nhiều câu chuyện, rất nhiều suy ngẫm và cũng rất nhiều tiếc nuối. Nhưng nhất định đừng lơ đãng với hiện tại. Chỉ có hiện tại mới tạo dựng nên tất cả. Nó là khởi nguồn và cũng nuôi dưỡng cho rất nhiều thứ.
Như Nguyễn Huy Hoàng với Lặng nhìn cuộc sống, mình đánh giá cao sự quan trọng của tri thức và sức khỏe. Đây là những thứ va vào mới thấy thiếu còn bình thường thì dửng dưng không quan tâm lắm. Và hiện tại chính là thời điểm tốt nhất để nuôi dưỡng hai yếu tố này.
Mình và vài độc giả khác thích điều gì nhất ở Lặng nhìn cuộc sống?
Mình gửi sách cho cô bạn và hỏi ý kiến thì câu trả lời nhận được là: Sách dễ đọc, ngôn từ đơn giản và có tác động tốt. Lặng nhìn cuộc sống được chia đề mục khá khéo léo, ngắn gọn nhưng rõ ràng. Điều này rất tuyệt với những độc giả hay ngán chữ, sợ nhiều chữ, tràn lan.
Lặng nhìn cuộc sống không phải tác phẩm tuyệt vời nhất trong loạt sách văn học trẻ mình đã đọc. Nhưng điều mình trân trọng là sự tỉ mỉ và tử tế của tác giả trước khi đặt bút. Dùng thời gian để nghiền ngẫm, khám phá, trải nghiệm rồi mới chia sẻ.
Không phải đề mục hay quan điểm nào trong Lặng nhìn cuộc sống mình cũng tán đồng. Nhưng sự khác biệt này cũng là điều khá hay ho để rèn luyện tư duy đúng không nào?
Trong một loạt các tác phẩm buồn, lạc lõng, đơn côi thì Lặng nhìn cuộc sống cho ta một điểm tựa nho nhỏ về mặt tinh thần, đơn giản thì kể chuyện này cho bạn nghe nè. Phức tạp hơn thì thử nghĩ theo cách này coi sao.
Lặng nhìn cuộc sống khá thích hợp cho khoảng thời gian tâm phiền, đời loạn, tâm tình không ổn định và đè nén bởi quá nhiều tiêu cực. Nếu bạn cảm thấy bản thân đang bị dồn nén quá nhiều thì đây là một cái tên đáng được đề cử trong khoảng thời gian này đấy!
Đôi khi ta cần một khoảng lặng, một chút yên trong bản nhạc liên hoàn những nốt trầm nốt cao. “Lặng nhìn cuộc sống” của Trần Huy Hoàng đem lại cảm giác thật nhẹ nhàng: bình yên như gió, thả hồn vào mây.
Đúng như tựa sách, “Lặng nhìn cuộc sống” là góc nhìn của tác giả về cuộc sống, mang một chút chiêm nghiệm, ghém theo một xíu danh ngôn. Bạn có thể tìm thấy những vần thơ gần gũi, những lời khuyên chân thật, những bài học và cả những câu trích dẫn đáng suy ngẫm. Nhẹ nhàng, dễ đọc, dễ hiểu – đó có lẽ là những từ đủ đầy nhất để nói về “Lặng nhìn cuộc sống”
Mỗi chương sách như một “status” tâm sự trong Lặng Nhìn Cuộc Sống
Ta sẽ chẳng cảm thấy nặng nề hay mệt mỏi khi đọc “Lặng nhìn cuộc sống” đâu, vì mỗi chương sách gần gũi như một “dòng trạng thái” ngắn gọn mà súc tích. Ta có thể mường tượng ra tác giả đang ngồi trong một quán cafe xinh xắn, hay ở một nơi phong cảnh thật đẹp, viết ra mấy dòng cũng nhẹ nhàng như chính những điều xung quang mình. Chẳng quá nhiều chữ khiến ta cảm thấy ngộp thở, cũng chẳng theo một mạch truyện xuyên suốt nào khiến ta phải đọc liền tù tì từ đầu tới cuối, cuốn sách “Lặng nhìn cuộc sống” bạn có thể vô tình lật ra một trang bất kỳ, khám phá vài ý tưởng hay ho, rồi lại tiếp tục với nhịp sống hối hả ngoài kia.
Vì sao đôi khi ta nên sống chậm lại để “Lặng Nhìn Cuộc Sống”
Sống chậm lại để nhìn đời dễ dàng hơn, hay đôi khi một khoảng lặng yên bình sau những bước chân mỏi mệt cũng chính là điều ta cần nhất. Học tập, thi cử, công việc và những mối tình, tất cả kéo ta đi, xô ta ngã, vùi dập đến khi niềm tin rơi mất đi đâu hết. Ta đôi khi quên mất những giá trị của cuộc sống, quên đi mất việc lắng nghe chính bản thân mình và cho phép đôi chân mình được nghỉ ngơi. Đó là lý do vì sao nhiều người thích đọc sách. Đọc sách cho ta một ý tưởng – đôi khi không phải là điều quá mới mẻ, mà là điều ta vô tình lãng quên đi.
Những câu chuyện và những lời trích dẫn trong “Lặng nhìn cuộc sống” có thể bạn đã thấy ở đâu đó rồi mà vội nên lại quên đi mất. Đặt cuốn sách trên bàn làm việc, hay gối bên cạnh đầu giường để lật lại vài trang, đánh dấu mấy câu hay ho và giữ cho mình suy nghĩ tích cực là điều mà ta nên làm. Ngày và đêm chỉ công việc thôi, thì anh sẽ thực sự “sống” vào lúc nào cơ chứ? Đôi khi ta nên chậm lại, ngắm nhìn mọi thứ quanh mình thật kỹ, để thấy đời vẫn đẹp và vẫn an yên.
Bạn sống vì điều gì?
Tiếng Nhật có từ IKIGAI, nghĩa là “một lý do cho sự tồn tại” . Mỗi ngày bạn thức dậy vì điều gì, bạn sống vì mục đích gì, đó là câu hỏi không phải ai cũng trả lời được. Sống để làm việc, để được trả lương, để có tiền mua nhà, lấy vợ rồi sinh con, rồi sau đó bạn làm gì tiếp? Mục đích sống của mỗi người mỗi khác, và đôi khi bạn quên mất điều đó, quên mất luôn cả ý nghĩa sự tồn tại của chính mình. Với những trải nghiệm rộng, mục đích của tác giả là viết một cuốn sách. Mục đích của bạn là gì sau khi đọc cuốn sách này? Tâm an, trí an, nhưng bạn cũng hãy thử học điều gì đó mới mẻ mỗi ngày – như những gì tác giả đã gợi ý xem sao?
Một cuốn sách hay không chỉ xoa dịu trái tim bạn khi bạn đau khổ hay thất vọng nhiều nhất. Bạn muốn sách giúp mình, vậy hãy lấy những điều bạn cho là đúng, tô đậm lên và nhắc nhở bản thân mình mỗi ngày. Giữ cho mình năng lượng tích cực bằng những điều tích cực, và nuôi dưỡng tâm hồn cũng như cơ thể bằng những món ăn tốt lành nhất chẳng hạn! Hôm nay hãy đi ngủ sớm, viết ra những dự định còn dở dang, và dành thời gian hoàn thiện chính mình để trở thành phiên bản “xịn” nhất của chính mình nhé! Suy cho cùng, bản thân bạn chính là tài sản lớn nhất của bạn mà!
“Lặng nhìn cuộc sống” đưa chúng ta qua nhiều trải nghiệm và suy ngẫm về cuộc đời. Có thể ngày hôm nay ta chưa cảm nhận được, nhưng đến một lúc nào đó nhìn lại, ta mới gật gù nhận ra có vài điều trong cuốn sách rất đúng. Cuộc sống mà, sẽ có lúc này, lúc kia.
Có những lúc cuộc sống chỉ toàn màu hồng, nhưng cũng có những ngày thấy tương lai sao xám xịt. Tức giận, bực bội, la hét không chỉ làm tổn thương chính mình, mà đôi khi còn vô tình làm tổn thương những người thân yêu bên cạnh ta.
Có câu chuyện về việc con người ta rồi cũng hóa thành tro bụi, đọc đến khúc đó bỗng giật mình và ngẩn ngơ một chút. Ừ thì, cuộc sống đâu lường trước điều gì? Bạn đâu biết trước được ngay mai sẽ ra sao. Thế thì những tranh giành, những uất ức, những chịu đựng kia có thực sự quan trọng đến thế? Tại sao chúng ta cứ mãi chạy đua về đích đến chưa chắc bản thân đã mong muốn, đánh đổi hết những cảnh đẹp trên con đường đi, mà không thong thả bước đi, vừa nỗ lực vừa lặng nhìn cuộc sống?
Có bao giờ bạn tự hỏi, thời gian mình đã sống trên cuộc đời này rốt cuộc là vì điều gì? Ta sống cho Gia đình? Bạn bè? Tình yêu?… “Hay chỉ là đi theo dòng chảy của cuộc sống, được đến đâu hay đến đó!” Hay có lẽ vì cuộc sống kiếm kế sinh nhai mà ta đã quên bẵng đi mất nhiều thứ?
Đã đến lúc, chúng ta cần lặng nhìn lại chặng đường mà mình đã và đang đi để chiêm nghiệm, để hiểu rõ hơn bản thân mình và những gì mình đã từng trải qua. Từ đó chúng ta đúc kết được những bài học quý giá mà cuộc sống ban tặng và có thêm động lực để tiến về phía trước.
Lặng nhìn cuộc sống giữa thế gian hối hã
Lặng Nhìn Cuộc Sống của nhà văn Trần Huy Hoàng có lẽ thực sự có thể giúp ta có thêm một giây tĩnh lặng để biết rằng trên cuộc đời này ngoài những vỏ bọc, những lớp mặt nạ mà người đời dành cho ta, hay thậm chí là ta tự dựng cho chính mình vẫn còn đâu đó trong sâu thẳm là những phẩm chất tốt, là những điều mà ta nghĩ nó chỉ có trong văn thơ.
Lặng Nhìn Cuộc Sống – đúng như cái tên của nó, những mẫu chuyện ngắn như lắng lại những tâm sự, những điều sâu thẩm chất chứa sâu bên trong mình mà bấy lâu nay ta vì lời ngườita vì những, ta vì đồng tiền, tác động bên ngoài mà quên bẵng đi mất ta thật sự cần nó, để biết được ta cần một cuộc sống bình dị đến nhường nào.
Lời văn của tác giả thấm đẫm sự cảm thông, sự chia sẻ đôi khi là lời khuyên nhủ của một người từng trải. Tôi cảm thấy thực sự lắng lại khi những năm vừa qua tôi đã không biết rằng chính mình cũng đã từng như thế, tác giả giúp tôi cảm nhận được “à, thì ra mình đã quên mất mình cần gì và muốn gì.”.
Trong tác phẩm Lặng Nhìn Cuộc Sống có một vài mẫu chuyện mà tôi thích nhất, bởi lẽ tôi nghĩ rằng mình đã từng chính là người trong cuộc, mình đã từng có một thời như thế. Đó là mẫu chuyện Góc Nhìn và Xét Đoán, Lời Nói.
Tôi nghĩ rằng trên thế giới này có hơn 7 tỷ người, hơn 7 tỷ người đó là hơn 7 tỷ cá thể khác nhau, không ai giống ai, từ ngoại hình, các tính chất vật lý, sinh học cho đến tâm hồn, suy nghĩ và cách nhận định vạn vật đều khác nhau.
Đôi khi ta nhìn nhận một sự vật, một sự việc theo cách của ta, ta cho là đúng. Cũng một sự vật, sự việc ấy nhưng một người khác nhìn nhận và họ cho là sai. Ta hãy khoan vội xem cách nhìn nhận của người ấy là sai, mà thực ra góc nhìn của người ấy khác ta.
Suy xét kỹ hơn về hoàn cảnh của họ ta sẽ hiểu được ngay.
Từ đó tôi rút ra được bài học, đừng bao giờ vội vàng đánh giá người khác là sai, là dở và hãy quan sát thật kỹ, hãy nhìn nhận thật tỉ mỉ tước khi nhận định mọi thứ.
Ở một phương diện khác, khi ta đánh giá người khác sai không phải bởi vì góc nhìn của họ khác ta mà là bởi vì cái tôi của ta quá lớn, nó lớn đến nỗi ta không thể chấp nhận được bất cứ ý kiến, quan điểm nào khác, ngoài ý kiến, quan điểm của chính ta.
Là con người, ai cũng vậy, ai cũng đều có cái tôi thật to. Ta chẳng bao giờ tự thừa nhận khuyết điểm của chính mình, nhưng lại xét, lại trách móc khuyết điểm của người khác.
Hậu quả có thể dẫn đến là gì? Tệ nhất chính là lời nói mà ta thốt ra khi đánh giá khuyết điểm của họ. Mà ta không biết rằng lời nói ấy chính là nguyên nhân làm khuyết điểm của họ tồi tệ hơn.
Bài học rút ra từ lặng nhìn cuộc sống
Điều quan trọng nhất là lời nói để nhìn nhận khuyết điểm của người khác như thế nào để tránh làm họ tổn thương sẽ là tốt hơn cả.
Tôi là một người đã từng có rất nhiều khuyết điểm, tôi đã từng tổn thương vì lời nói của một người nào đó. Với người khác họ cho rằng lời nói ấy chẳng đáng gì, họ cho rằng lời nói thẳng thắng như vậy sẽ làm tôi tốt hơn, vì nó sẽ giúp tôi tự nhục mà cố gắng phấn đấu. Nhưng thực chất nó hoàn toàn có tác dụng ngược lại. Tôi đã từng trầm cảm, từng nghĩ rằng mình chỉ là một hạt cát rất nhỏ giữa sự quan trọng to lớn của thế giới này. Tôi cảm thấy mình kém cỏi, mình chẳng là gì và tệ hơn là từng nghĩ đến cái chết.
Nhưng ở một diễn biến khác, một người khác là lại có những lời nói động viên chân thành, giúp tôi cảm thấy mình biết được rằng mình cần làm gì để vượt qua khuyết điểm đó, mình vượt qua khuyết điểm đó rồi mình sẽ đạt được những gì. Từ đó giúp tôi trở nên tốt hơn, biết trân trọng giá trị của bản thân mình hơn.
Bài học tôi tự đúc kết cho mình đó là không bao giờ suy đoán khuyết điểm của người khác, và không bao giờ suy đoán khuyết điểm của họ bằng những lời nói làm họ tổn thương. Mình biết họ cần gì, họ muốn gì hẵn chia sẽ và định hướng cho họ. Vì tôi tâm niệm rằng lời nói thẳng thắn là tốt, nhưng thẳng đến mức không biết họ bị tổn thương đến nhường nào thì thà đừng nói còn hơn.
Hy vọng qua những đúc kết của tôi từ những mẫu chuyện từ tác phẩm Lặng Nhìn Cuộc Sống của tác giả Trần Huy Hoàng có thể giúp các bạn có thể hiểu hơn về bản thân, về cuộc sống này. Hãy tự tìm đọc và tự chiêm nghiệm, tự lắng nhìn cho bản thân của mình, vì những điều trên đây thực sự là nhỏ nhoi với những gì mà tác giả đã gửi gắm cho chúng ta.
Đến một mốc thời gian nào đó trong cuộc đời. Ta ngồi lại, nhìn lại những điều đã qua. “Ta sống vì điều gì? Gia đình? Bạn bè? Tình yêu?… Hay chỉ là đi theo dòng chảy của cuộc sống, được đến đâu hay đến đó!
Đã đến lúc mỗi chúng ta cần nhìn lại hành trình mà mình đang đi, để chiêm nghiệm lại bản thân qua những bài học, để hiểu rõ chính mình qua những cố gắng, để tiếp thêm động lực tiến về phía trước và để nhận rõ vai trò của bản thân đối với xã hội, giúp ta tìm thấy được những gì sâu thẳm trong con người ta.
Lặng nhìn cuộc sống giúp ta nhận ra những gì ẩn chứa sau lớp vỏ bọc hằng ngày ta cứ phải mang theo, cùng với khoảng lặng rất nhỏ đủ để khiến ta cảm thấy bình yên và thanh thản.
Sau khi đọc sách lặng nhìn cuộc sống, tôi thường có những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Sau đây là một phần nhỏ tôi chiêm nghiệm được từ sách Lặng nhìn cuộc sống
“Tiền dùng đúng, tiền hiền như phật Bạc sài lầm, bạc ác hơn ma”
Ví như hạt giống, gieo vào nơi đất tốt thì sinh nhiều hoa trái, làm lợi lạc cho nhân gian.
Gieo vào nơi đất cằn cỗi thì có ít hoa trái.
Chỉ có kẻ ngu mới gieo hạt trên đá nhưng đáng tiếc thay ta vẫn làm việc đó thường ngày.
Cho không đúng người (tức người nhận) hoặc cho không đúng vật (tức cho mà cái người nhận không cần) và người cho vô minh (tức không biết cách bố thí, gieo hạt xấu mà cứ ngỡ đang gieo hạt giống tốt). Thì chẳng khác nào ta đang gieo hạt giống trên đá cả.
Áp dụng vào kinh doanh cũng tương tự như thế (khách hàng – sản phẩm – người bán)
‘Lặng nhìn cuộc sống‘ là một cuốn sách hay. Với phong cách thú vị sâu cay chiêm nghiệm cuộc sống. Hãy cùng điểm qua một số câu nói chất lừ trong đó nhé.
1. Ta đi được vài ba con hẻm rồi lấy cái nhìn, cái thấy, cái kinh nghiệm của con hẻm mà đánh đồng mọi con đường khác.
2. Khi có quá nhiều sự lựa chọn cũng làm con người ta không hạnh phúc.
3. ở thế giới hôm nay, chúng ta đang được sống trong một thế giới mà ở đó chúng ta được kết nối với mọi thứ. Trừ chính chúng ta.
4. Con người thường nói sai hoặc nói một nửa sự thật. Họ thường kể lại những điều có lợi cho chính mình mà thôi.
5. Đừng vì người khác nói những lời mình muốn nghe, để rồi quên mất con người ngu si trong mình