Tâm bình an. Làm người, hạnh phúc nhất không phải là giàu có, thành đạt mà là thanh thản. Vì chỉ có thanh thản thì mới có giấc ngủ ngon. Đời người chính là một giấc mộng dài, mà giấc mơ đẹp thì có tiền cũng không mua được. Đôi lời dựa vào ý tứ của Phật giáo bàn về chữ “thanh” trong tâm.
Phật giáo cho rằng, đời người một kiếp nhân sinh một kiếp mộng, hiện tại chính là mộng. Mỗi người đều có mộng tưởng của bản thân và sống vì mộng tưởng đó. Cuộc đời ngắn ngủi, đường đời gập ghềnh, mỗi người đều phải trải qua thăng trầm bể dâu, mà chớp mắt một cái tất cả đã thành hư không.
Quá khứ, hiện tại và tương lại, đời người 3 chặng cũng như 3 lần mộng. Đứng ở hiện tại luôn ngoái về quá khứ và ngóng tới tương lai, đó là cố tật của tất cả mọi người. Cho nên, đời người chỉ cầu mộng đẹp, chỉ mong thanh tâm, thanh thản.
Tâm bình an
Có những phút giây yên tĩnh, ấy là hạnh phúc của con người.
Không hối hận vì quá khứ, không vọng tưởng trong hiện tại, không lo lắng vì tương lai. Mấy người có thể sống như vậy? Sống thanh thản, bình tâm và yên ổn. Thứ ấy có tiền cũng không mua được, muốn cưỡng cầu cũng không thành.
Người thực sự tĩnh tâm thì ít vọng tưởng, ít sân si, ít mệt nhọc. Phật dạy một câu: “Hương tượng qua sông, cắt đứt chúng lưu”, tức là chuyện đã qua thì đừng lưu luyến, tư tưởng, cảm xúc cũng như dòng sông, một đi không trở lại. Mà muốn cắt đứt thì phải có dũng khí, dũng khí lớn nhất chính là bình tâm.
Rất nhiều người bề ngoài hân hoan, trong lòng gào khóc, vì cuộc sống mà bức bách bản thân, che giấu nội tâm. Thế nên, dẫu xung quanh hoan ca mà vẫn có cảm giác thê lương. Như vậy còn khốn khổ hơn gấp trăm ngàn lần người đau khổ trong cảnh nghèo khó.
Cho nên, hưởng thụ lớn nhất của sinh chính là tĩnh tại, không có tĩnh tại thì hưởng thụ vô ích. Làm người, đừng chỉ nghĩ tới kiếm tiền, hãy nghĩ tới kiếm tìm tĩnh tại, yên lặng trong chính tâm hồn mình, cuộc sống của mình. cuộc sống có tâm bình an.
Tìm thấy sự bình yên vì chúng giúp bạn cảm thấy sự cân bằng của cuộc sống khi mỗi lần đọc và chiêm nghiệm cho bản thân mình. đó là bình yên trong cuộc sống
Giữa bộn bề cuộc sống chúng ta luôn mong có một lời động viên nào đó để có thể vững tin bước tiếp. Và những câu nói hay giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, không còn sợ hãi trước nghịch cảnh hay sóng gió của cuộc đời.
1. Sự yên bình trong tâm trí là trạng thái tinh thần khi bạn đã chấp nhận điều tồi tệ nhất.
2. Hãy xây dựng sức mạnh và khả năng kiểm soát khi còn trẻ và ôm lấy sự yêu thương với trái tim vị tha. Chỉ như vậy, bạn mới tìm được yên bình thực sự trong tim và bắt đầu cuộc hành trình tiến tới cái tôi tốt đẹp hơn và những ngày tháng tốt đẹp hơn trong đời.
3. Trên đời có những việc không cần giải thích, có những điều hôm qua còn là tranh chấp thiệt hơn ngày mai đã thành mây thành khói. Nếu không làm sai, bạn không cần giải thích, biện minh. Nếu đã làm sai, giải thích cỡ nào cũng chẳng ai tin bạn.
4. Có một quy luật thần bí và tuyệt vời của tự nhiên rằng ba điều chúng ta khao khát nhất trong đời – hạnh phúc, tự do và sự bình an của tâm hồn – luôn luôn có thể đạt được bằng cách trao chúng cho người khác.
5. Bản chất của tình yêu là sự thánh thiện và thanh bình. Ở đó, tâm hồn, lý trí, lương tâm và thể xác đều được bình an.
6. Truy tầm bình an bên ngoài chẳng khác nào tìm kiếm rùa có râu, bạn không thể nào tìm được. Nhưng khi tâm bạn sẵn sàng thì bình an sẽ tự tìm đến bạn.
7. Xả bỏ một ít sẽ có một ít bình an. Xả bỏ nhiều sẽ có nhiều bình an. Xả bỏ hoàn toàn sẽ được bình an hoàn toàn.
8. Sự buồn chán là cảm giác mọi thứ đều lãng phí thời gian; sự thanh bình, là chẳng gì lãng phí thời gian cả.
9. Nếu bạn có thể sống qua những ngày bình an, thì đó chính là một phúc phần rồi. Biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dương của ngày mai, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành tàn phế, biết bao nhiêu người hôm nay đã đánh mất tự do, biết bao nhiêu người hôm nay đã trở thành nước mất nhà tan.
10.Tha thứ cho người nào đó nhưng trong tâm vẫn không thể vui vẻ lên, vẫn còn oán hận. Ấy là vì bạn đã quên mất một điều: Tha thứ cho chính mình.
Nếu biết cách tĩnh tâm sống, bạn sẽ buông bỏ được phiền muộn để tận hưởng những điều mình muốn.
Tìm một căn phòng và đóng cửa lại
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc, nhưng đôi khi bạn phải tách mình ra khỏi thế giới để cố gắng tĩnh tâm lại. Hãy dậy sớm hơn mọi người trong gia đình vào mỗi buổi sáng, tìm một nơi yên tĩnh như một căn gác xép và thử ngồi thiền.
Để chuẩn bị thiền, bạn hãy tìm một chỗ ngồi thật thỏa mái, bạn có thể ngồi kiết già hoặc ngồi tựa trên gót chân, hãy đặt đồng hồ báo thức, nhắm mắt lại và bắt đầu theo dõi hơi thở. Bạn có thể thiền chỉ 5 phút hoặc tốt hơn là một lần vào buổi sáng và một lần buổi tối. Hiệu quả không phải ở chỗ bạn ngồi được bao lâu, mà là bạn thực hiện thường xuyên đều đặn.
Tập thể dục đều đặn
Robert Urich đã nói: “Bề ngoài khỏe khắn bắt đầu từ bên trong”. Người có thể trạng ốm yếu và bệnh tật khó có được một cuộc sống an nhiên. Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất là bạn nên có thói quen chăm sóc bản thân mình thật tốt bằng những bài tập đi bộ, chạy bộ và yoga.
– Đi bộ hoặc chạy bộ
Chỉ cần 5 phút mỗi ngày tập thể dục như đi bộ nhanh hoặc chạy bộ tại chỗ, bạn có thể nhanh chóng làm dịu tâm trí. Vận động thể chất giúp cơ thể bạn giải phóng endorphin – một hóa chất có tác dụng cải thiện tâm trạng, làm tăng khả năng tập trung và điều tiết giấc ngủ. Hóa chất endorphin sẽ càng gia tăng trong cơ thể nếu bạn tập chạy bộ ở cường độ cao trong thời gian ngắn.
Sau khi làm nóng cơ thể bằng đi bộ và chạy bộ tại chỗ, bạn dành ra khoảng 20 – 30 giây thực hiện xen kẽ với các bài tập khác như chạy nước rút, squat hoặc cử tạ. Bạn nên duy trì thời gian nghỉ ngơi giữa các bài tập là như nhau.
– Tập Yoga
Tập yoga là cách tĩnh tâm rất tốt khi bạn cần đẩy lùi stress và xua tan phiền muộn. Yoga giúp bạn suy nghĩ tích cực trong cuộc sống có quá nhiều điều phải lo lắng như các mối quan hệ cá nhân, vấn đề công việc và các mối bận tâm về tài chính. Khi thực hiện các bài tập yoga, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.
Yoga sẽ giúp bạn tập trung tăng cường sức khoẻ và sự linh hoạt cho cơ thể cách đáng kinh ngạc. Các tư thế tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, do đó bạn không chỉ trông đẹp hơn, thân hình thon gọn hơn mà bạn còn cảm thấy sức khoẻ cải thiện rõ rệt.
Giúp đỡ một ai đó
Việc giúp đỡ một ai đó là cách tĩnh tâm giúp bạn trở nên vui vẻ, hài lòng và kết nối hơn với mọi người xung quanh. Làm một việc có ý nghĩa đối với người khác giúp bạn giảm căng thẳng và sự cô đơn hiện tại bạn đang phải đối mặt. Thậm chí, điều này còn giúp làm tăng sức khỏe tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một sự thật nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng khi bạn chi tiền cho người khác, cơ thể của bạn sẽ tiết ra nhiều endorphin (cùng loại hóa chất đến từ việc tập thể dục) hơn là khi bạn chi tiền cho chính mình.
Tuyệt đối, không bao giờ có tư tưởng hại người.
Đã có tư tưởng hại người, thì sẽ có lời nói và hành vi hại người. Đã có hành vi hại người, thì ngưòi sẽ hại lại mình. Nội cái tâm sợ người ta hại mình thì cái tâm đó không yên rồi.
Những lúc mất bình tĩnh, không thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khách quan có, chủ quan có, do tác động bên ngoài có, và do tác động chính bên trong bản thể cũng có.
Sự mất bình tĩnh có thể nảy sinh khi bạn nghe một ai đó đang nói xấu về mình, sau lưng mình; hoặc là khi bạn đang đối diện với những lời chê bai, khiển trách mà bạn cho rằng bạn không xứng đáng phải nhận chúng; sự mất bình tĩnh cũng có thể bắt đầu khi bạn đang loay hoay tìm ra lối thoát cho những áp lực hay thử thách; Đôi khi bạn không làm chủ được mình chỉ đơn giản là do bạn không tìm được sự bình yên trong chính tâm hồn mình trước những sóng gió của cuộc đời vạn biến.
20 cách thức dễ dàng để lấy lại sự bình tĩnh dưới đây, rất có thể là điều bạn đang tìm kiếm trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách này.
1. Hít thở sâu
Hãy hít thở thật sâu khi bạn cảm thấy mất bình tĩnh. Hãy thử hít vào – thở ra khoảng 5-10 lần, nhắm mắt lại và để tìm thấy sự bình tâm cần thiết ngay lúc này.
Việc hít thở sâu sẽ giúp bạn kìm nén được những tức giận, căng thẳng, cáu gắt đang chực trào, giúp bạn có một tinh thần thoải mái hơn, dễ chịu hơn để đối diện với thách thức đang chờ bạn giải quyết.
2. Thả lỏng là một cách tĩnh tâm
Tập thả lỏng cơ thể trong thời khắc cảm thấy căng thẳng và mất kiểm soát nhất, sẽ khiến bạn học được thói quen điều tiết cảm xúc. Bạn có thể mát xa nhẹ nhàng hai bên thái dương, phần đầu và phần cơ thể khiến bạn có cảm giác đau nhức, uể oải, kèm theo một trí tưởng tượng rằng bạn đang ở hồ bơi, một bãi biển, một con đường quê thanh bình hay một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất bạn đã từng đi qua.
3. Tĩnh tâm bằng cách ngồi thiền
Hãy thử gác lại tất cả những muộn phiền, mệt mỏi, và ngồi thiền trong vòng 15-30 phút. Trạng thái giữa thức và ngủ, sẽ giúp ức chế đồng đều các tế bào thần kinh, cảm giác và mọi vận động sẽ đều tập trung ở phần vỏ não. Điều này sẽ khiến bạn lấy lại bình lặng, yên tĩnh, tìm được cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái trước những áp lực, căng thẳng. Những dồn nén, bí bức sẽ từ từ được bào mòn.
4. Luyện tập sự nhẫn nại để tĩnh tâm
Đức Phật dạy rằng lòng nhẫn nại là nguồn gốc các pháp lành. Đứng trước những lời vu oan, giá họa, đứng trước những lời bêu rếu bịa đặt, hay đứng trước những thách thức, khó khăn trong cuộc sống, hãy học cách nhẫn nại. Nhẫn nại để học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm kiến thức, để sau này đứng trước những thử thách của cuộc đời, bạn không còn cảm thấy bối rối, lúng túng và căng thẳng nữa. Nhẫn nại để tâm niệm rằng, có lẽ do kiếp trước mình tu chưa thực sự tốt, nên kiếp này, thời khắc này phải nhận lấy những lời không hay. Để từ đó sống tốt hơn trong từng khoảnh khắc, để mỗi giây phút trong cuộc đời trôi qua đều có ý nghĩa.
Sự nhẫn nại ví cũng như lửa, để thiêu đốt các sự oán thù sân hận, tật đố kị và oan trái.
Phật nói: ai thương Như Lai phải có lòng nhẫn nại.
5. Hóa giải sân hận
Sự mất bình tĩnh rất có thể xuất phát từ sự tức giận. Tức giận trước những lời chê bai, chỉ trích, sự lừa dối, giả trá, vu oan, giá họa… từ đó dẫn đến những sân hận. Sân hận là bản chất tự nhiên của con người, và mỗi người thường có một cách thức chuyển hóa sân hận khác nhau. Có thể bằng cách kiềm chế, ghìm chúng xuống, cũng có thể là bộc phát, dẫn đến những hành động bạo lực.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật có dạy: “Khi bị kẻ xấu quấy phá, nhục mạ hãy cố nín lặng như người đem lễ vật biếu người khác, họ không nhận, thì lễ vật ấy được trả lại. Cũng như người ngửa mặt nhổ bọt lên trời, bọt chẳng tới trời, trái lại rơi vào mặt mình…”.
Do đó, đứng trước sự căng thẳng xuất phát từ những cảm giác sân hận, thay vì giải quyết bằng cách bộc lộ cơn giận, sử dụng bạo lực, hãy thuần hóa tâm thức để có một cảm giác nền móng kiềm chế và điều tiết khi nào cơn giận nên phát tác, khi nào nên ghìm lại hoặc lúc nào thì nên im lặng đối diện và tha thứ.
6. Nín lặng
Khi sự mất bình tĩnh xuất phát từ sự tức giận, hãy học cách nín lặng. Bởi, người thầy vĩ đại nhất trong cuộc đời ta là chính ta. Do đó, đứng trước những căng thẳng, tức giận, bạn nên nín lặng lắng nghe, xem xét, tự nhìn nhận lại mình, đừng vội vàng nổi giận, tìm mọi cách để trả thù. Từ đó có một cái nhìn quán chiếu từ tâm về chính mình, để dễ dàng tinh chỉnh, sửa đổi những điểm chưa thực sự tốt, để trở thành một người hoàn hảo nhất có thể.
7. Tìm hiểu nguyên nhân của sự việc
Bất kì một sự việc nào xảy ra trong đời, ngay cả việc đó có khiến bạn căng thẳng và mất bình tĩnh hay không, đều không tự sinh ra và không tự mất đi. Chúng phải có nguyên do, và tùy theo cấp độ mà diễn ra một tình huống bất như ý lớn hay nhỏ.
Đức Phật cũng đã dạy rằng đứng trước mỗi sư việc không như mình muốn, chúng ta phải đi sâu hơn, sâu hơn và sâu hơn nữa, để tìm cho ra nguyên nhân sâu xa nhất đang gây ra các vấn đề này cho chúng ta; và đó là sự lầm lẫn về thực tại.
Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, nền tảng phát sinh vấn đề bất như ý đang khiến bạn căng thẳng, mất bình tĩnh, bạn sẽ dễ dàng có một chiến lược, một phương hướng giải quyết hợp lý, hợp tình.
8. Làm việc chăm chỉ
Gặp phải những vấn đề bất ổn, gây cho bạn nhiều phiền muộn, lo lắng, hãy thử làm việc chăm chỉ, say mê, hăng hái hơn, để không còn thời gian để tâm đến cảm giác căng thẳng, không còn khoảng trống cho sự mất bình tĩnh len lỏi.
Luôn tập trung, chú ý làm việc cũng là một cách thức khá quan trọng đề rèn luyện cho bạn sự bình tĩnh trước mọi vấn đề, mọi biến cố.
9. Lạc quan
Dù vui hay buồn thì mỗi giây phút trong cuộc đời vẫn sẽ từ từ trôi qua. Con người hơn động vật ở suy nghĩ, nhưng có những suy nghĩ bi quan sẽ giết chết những giây phút có ý nghĩa trong cuộc đời bạn.
Do đó, đứng trước một vấn đề khó khăn hay thách thức, thay vì nghĩ “mình không làm được, mình sẽ thất bại”, hãy nghĩ “mình sẽ làm được, vấn đề này không khó”. Suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ giúp bạn lấy lại cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.
10. Hài lòng với chính bản thân mình
Tất cả những người luôn tỏ ra hoàn hảo đều là giả dối. Trong cuộc sống vô thường này, không có thước đo chuẩn mực nào cho sự hoàn hảo, và cũng chẳng hề hấn gì nếu bạn là một người không hoàn hảo cả.
Hãy tập hài lòng với bản thân mình, với những gì mình đang có, những gì mình đang nỗ lực, cố gắng và hài lòng với những thành tựu mình đang làm được. Tất nhiên, bạn nên nhớ ở đây không có nghĩa là sự tự mãn, thỏa mãn, ngưng cố gắng. Chỉ đơn giản là sự hài lòng trong thời khắc hiện tại bạn đang có, để giảm bớt căng thẳng, áp lực.
11. Đến một nơi yên tĩnh
Hãy thử đến một nơi yên tĩnh, có thể trở về nhà, ở bên cạnh ba mẹ, gia đình, người thân, ăn một bữa cơm ấm cúng, để tạo cho trí não cảm giác thoải mái, dễ chịu, gạt bỏ mọi căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Bỏ lại tất cả khó khăn ở ngoài cửa, bước vào một không khí bình yên, và chắc chắn bạn sẽ tìm lại được cảm giác an lạc trong tâm hồn, lấy lại năng lượng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu với những thử thách trước mắt.
Bạn cũng có thể viếng thăm một ngôi chùa. Không gian thanh tịnh nơi đó, những lời Phật dạy vang vọng ở đó, sẽ giúp bạn lấy lại sự bình yên, nhẹ nhõm một cách dễ dàng hơn.
12. Hãy hành động
Thay vì trốn tránh những thách thức còn đang ngổn ngang. Bạn hãy học cách đối diện trực tiếp và bắt tay vào việc từng bước giải quyết những vướng mắc.
Khi đã giải quyết được một trong những vấn đề còn bỏ lửng cũng là lúc bạn đã vượt qua sự căng thẳng và lấy lại được bình tĩnh rồi.
13. Dành sự tập trung cho những điều quan trọng
Khi bạn quá căng thẳng, đồng nghĩa là khi bộ não đang trong trạng thái rối bời, khủng hoảng và mơ hồ. Do đó, lúc này đừng quá tham lam hi vọng giải quyết được tất cả, cùng lúc mọi sự việc còn dang dở, hoặc đang gây khó khăn. Thay vào đó, hãy chọn ra những điều bạn cho là quan trọng cần giải quyết nhất tại thời điểm này,và xử lý vấn đề thật hoàn hảo.
14. Đặt ra câu hỏi cho bản thân
Để xử lý tốt những vướng mắc còn tồn đọng, hãy tự biết cách đặt ra những câu hỏi cho bản thân về từng vấn đề riêng biệt. Phân tích nguyên nhân, lý do, diễn biến và kết quả, để tìm ra sự chưa hợp lý, hoặc mâu thuẫn trong trình tự thực hiện, để có những tinh chỉnh phù hợp hơn. Như vậy, bạn sẽ lấy lại cảm giác tự tin, đúc rút thêm được những kinh nghiệm quý báu.
15. Quán chiếu từ Tâm
Đứng trước mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như trong tình huống bạn đang phải đối diện với căng thẳng, áp lực, hãy học cách có một cái nhìn quán chiếu từ tâm, để xác định được bản chất của vấn đề, xác định được sự sai lệch, bất cập hay không hài hòa trong từng công đoạn thực thi công việc.
Từ đó, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, thâm tâm được bình lặng hơn, cảm xúc căng thẳng, yêu, ghét được kiểm soát tốt hơn.
Mọi việc trong cuộc đời xảy ra đều có nguyên nhân của nó, thay vì luôn trách móc, dằn vặt hãy có một cái nhìn quán chiếu chân thật nhất, để tìm ra gốc rễ của vấn đề, từ đó bạn tự nhiên sẽ có những cách xử lý tốt nhất.
16. Viết những ghi chú
Hãy viết những vấn đề bạn đang gặp phải lên một tờ giấy ghi chú nhỏ, bên cạnh đó hãy viết những cách thức bạn dự định sẽ giải quyết vấn đề. Dán những mảnh giấy này lên máy tính, hoặc bàn làm việc của bạn. Điều này sẽ không những giúp bạn có cảm giác vừa được “chia sẻ” và lên ý tưởng giải quyết, mà còn giúp bạn dễ nhìn nhận lại vấn đề sau khi đã vượt qua, để sau này mỗi lần gặp khó khăn tương tự, bạn sẽ biết cách kiềm chế những mệt mỏi, nóng giận, căng thẳng và thậm chí là những sai lầm.
17. Làm những điều bạn muốn
Để giải tỏa những áp lực, căng thẳng, không có gì tốt hơn là làm những điều bạn thực sự muốn, thích thú và thấy cần thiết.
Bạn có thể đọc một cuốn sách về đạo Phật, nghe những bài giảng đạo của các Thầy, hoặc cũng có thể là nghỉ ngơi, thư giãn, cho bản thân một khoảng thời gian để cưng chiều chính mình.
18. Viết ra những âu lo và quẳng chúng đi
Khi đứng trước những âu lo, căng thẳng nhưng bạn không muốn chia sẻ cùng ai, hoặc không muốn làm phiền đến ai. Bạn cũng có thể tự mang lại cho mình cảm giác thoải mái, bằng cách viết ra những suy nghĩ tiêu cực, những khó khăn đang chồng chất, những điều làm bạn không hài lòng… vào một tờ giấy, và quẳng chúng đi.
Việc này cho bạn cảm giác bạn vừa quẳng đi được một mối lo rất lớn, tâm tư trở lại bình ổn và tĩnh lặng hơn rất nhiều.
19. Chia sẻ và xin lỗi
Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, áp lực bạn đang gặp phải với gia đình, bạn bè – những người bạn tin tưởng và luôn yêu thương bạn.
Đồng thời, cũng hãy chủ động lên tiếng xin lỗi, nếu bạn cảm thấy bạn làm sai, hoặc đã để những áp lực cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc, đồng nghiệp và mọi người xung quanh.
Trút bỏ được những điều này, tâm bạn sẽ trở nên yên bình hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
20. Tránh những căng thẳng không cần thiết
Để giảm bớt căng thẳng và lấy lại sự bình tĩnh, bạn đừng nên chừa bất kỳ chỗ trống nào cho những căng thẳng không cần thiết chiếm ngự tâm trí của mình.
Có thể trong cùng một ngày làm việc, học tập, bạn gặp phải nhiều vấn đề khiến bạn đau đầu suy nghĩ, phân tích, giải quyết. Hãy tập coi những vấn đề nhỏ, không quá quan trọng thành một vấn đề đơn giản, thậm chí xóa bỏ chúng ra khỏi suy nghĩ, chỉ để sự tập trung vào những vấn đề lớn hơn, cần giải quyết gấp hơn.
Đừng tự ôm đồm vào mình những căng thẳng không đáng có. Đồng thời cũng nên điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của mình trước những vấn đề đang xảy ra. Bản chất của vấn đề không quy định tính tích cực, hay tiêu cực. Mà do góc nhìn của bạn quyết định bản chất của vấn đề. Vì thế, hãy có một cái nhìn thoáng hơn, gạt bỏ những căng thẳng nhỏ, xử lý vấn đề với một cái tâm bình lặng, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh và thư thái hơn.
Giữa cuộc sống xô bồ muôn vàn áp lực, thách thức này, việc bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi là một biểu trưng nổi bật cho sự biến chuyển hiện đại không ngừng của xã hội. Để giảm bớt, xóa bỏ tình trạng này, bạn có thể ngồi thiền, suy nghĩ tích cực hơn, xóa bỏ mọi sân hận, có một cái nhìn quán chiếu từ tâm…